Khởi nghiệp thất bại là bình thường, chẳng có gì đáng xấu hổ

Đăng ngày: 03/08/2022 Lượt xem: 2231

Nội dung bài viết Ẩn/Hiện

    Thương trường như chiến trường – với sự xuất hiện hàng loạt các công ty, doanh nghiệp như hiện nay đã khiến cho thị trường kinh doanh ngày càng khốc liệt. Những doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh đúng đắn, không kịp thời nắm bắt tình hình thì rất dễ bị tụt lại phía sau và lâu dần dẫn đến phá sản. Bài viết dưới đây liệt kê một số nguyên nhân khiến bạn thất bại trong kinh mà doanh nghiệp hay mắc phải

    1. Không nghiên cứu kỹ thị trường

    Thành công trong kinh doanh có mối quan hệ mật thiết giữa nhu cầu thực tại của thị trường và doanh nghiệp. Để có thể tìm chỗ đứng cho doanh nghiệp trên thị trường thì trước hết bạn cần trả lời các câu hỏi sau:

    • Những sản phẩm, dịch vụ nào đang phổ biến trên thị trường?

    • Thị trường đang thiếu gì?

    • Người tiêu dùng cần gì?

    Chắc chắn rằng, nếu chưa hiểu hết được về chân dung khách hàng của mình và đáp ứng được nhu cầu của họ thì việc bán hàng của bạn cực ít cơ hội để thành công.

    2. Không có kế hoạch kinh doanh cụ thể

    Kế hoạch kinh doanh là yếu tố quan trọng, cần thiết để các công ty, doanh nghiệp phát triển một cách lâu dài và bền vững. Nếu bạn bỏ qua bước này thì đồng nghĩ với việc bạn tự đưa doanh nghiệp mình vào con đường thất bại

    Trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay, việc xây dựng được một kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu, các chiến lược, xác định thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra được các phương hướng kinh doanh và phương thức để thực hiện các mục tiêu, chiến lược.

    3. Không chuẩn bị tốt nguồn tài chính

    Một nguyên nhân dẫn đến thất bại trong kinh doanh mà các doanh nghiệp hay mắc phải chính là vấn đề về vốn. Với những người lần đầu khởi nghiệp, họ chưa xác định được số vốn cần có là bao nhiêu thì hợp lý, chưa biết cách quản lý dòng tiền, vay vốn quá nhiều... Gánh một số nợ quá lớn ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng định hướng phát triển của doanh nghiệp.

    Phần lớn các doanh nghiệp có thể sẽ chưa thu lại lợi nhuận ngay trong vòng mấy tháng đầu. Vì vậy, khi mới bắt tay vào kinh doanh, bạn không nên quá mong chờ sẽ thu hồi vốn ngay lập tức mà hãy chuẩn bị tâm lý một cách vững vàng để khi chưa thấy lợi nhuận đâu, không nản lòng và dừng lại ngay lập tức.

    4. Lựa chọn địa điểm kinh doanh

    Với những công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ thì địa điểm chính là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh. Một địa điểm kinh doanh thuận lợi sẽ tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đẩy sản xuất – kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận.

    Bạn cần phải tìm hiểu rõ địa bàn mà bạn định chọn là địa điểm kinh doanh có cho phép kinh doanh ngành, nghề mà bạn định kinh doanh không. Bởi nếu chọn sai sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp và thâm chí là dẫn đến thất bại trong kinh doanh.

    5. Công tác quản lý yếu kém

    Những bạn trẻ khi mới bắt đầu khởi nghiệp thường không có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý tài chính, sản xuất, tuyển dụng và nhân sự chính là yếu tố dẫn đến thất bại khi khởi nghiệp. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều trường hợp kinh doanh theo phong trào, người lãnh đạo không am hiểu sâu sắc từng lĩnh vực trong quy trình hoạt động của công ty cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều sai lầm khi doanh nghiệp hoạt động.

    Để khắc phục vấn đề này, chủ các doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình những kiến thức nhất định về lĩnh vực kinh doanh, càng hiểu sâu càng tốt. Bạn cũng có thể lựa chọn những nhân viên có kinh nghiệm hoặc nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia để nâng cao hiệu quả công việc lên tốt nhất.

    6. Kinh doanh quá nhiều lĩnh vực

    Là một người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn nên chú trọng và phát triển kinh doanh một lĩnh vực mình am hiểu nhất sẽ đem lại cho công ty nhiều lợi nhuận nhất. Bởi khi ôm đồm quá nhiều lĩnh vực chưa chắc đã đem lại kiệu quả cao nhất mà đòi hỏi bạn cần phải có cái nhìn xa, kiến thức chuyên sâu về nó nếu muốn thành công.

    7. Thiếu tính xác thực và sự minh bạch

    Những doanh nghiệp thiếu tính xác thức và sự minh bạch trong kinh doanh thì chắc chắn sẽ thất bại. Nguyên nhân chính ở đây là bạn không tạo được lòng tin vào thương hiệu của bạn từ khách hàng bởi những chiêu trò trong kinh doanh sẽ không giúp bạn tồn tại trong dài hạn được. Chính vì vậy, hãy tập trung vào các giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp bạn có thể đem đến cho khách hàng và đảm bảo thực hiện được những cam kết mà bạn đưa ra.

    8. Bài học rút ra sau mỗi lần kinh doanh thất bại

    Không ai có thể thành công ngay từ lần đầu tiên khởi nghiệp cả, việc gặp khó khăn, thất bại là điều không tránh khỏi.Tuy nhiên sau mỗi lần thất bại, bạn sẽ thu được nhiều bài học đắt giá để hỗ trợ việc kinh doanh sau này thành công hơn. Để đứng dậy sau những thất bại đó, chúng tôi khuyên bạn nên:

    8.1. Nhìn thẳng vào sự thật

    Đừng bao giờ nghĩ mình có thể thành công mà không phải trải qua thất bại bởi thành công và thất bại tưởng chừng là hai khía cạnh đối lập nhưng lại luôn song hành cùng với nhau. Thất bại không có gì là đáng xấu hổ, quan trọng là phải biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Biết vươn lên sau những lần kinh doanh thất bại chính là một loại thành công, còn sau khi thành công mà dễ dàng buông bỏ thì đó chính là thất bại nhé.

    8.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh toàn diện

    Hãy chắc chắn rằng mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn đều đi kèm với những chiến lược kinh doanh. Một chiến lược kinh doanh toàn diện sẽ bao gồm các yếu tố như: chiến lược về sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phát triển thị trường, quản lý nguồn nhân lực, Marketing... Đây là một khâu rất quan trọng giúp hoạt động kinh doanh của bạn đi đúng tiến độ và thực hiện theo đúng những mục tiêu đa đề ra.

    8.3. Luôn sáng tạo và đổi mới

    Trong cuộc môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp cần không ngừng sáng tạo đổi mới để tồn tại, phát triển, duy trì lợi thế cạnh tranh và vượt lên đối thủ. Sự sáng tạo đổi mới bao gồm nhiều yếu tố hướng tới người tiêu dùng như: chất lượng, tiện ích, mẫu mã, cảm giác, giá thành và tuổi thọ sản phẩm... Những ý tưởng mới cần phải bám sát yêu cầu khách hàng, thâm nhập vào thị trường mới, đạt được những lợi thế cạnh tranh, hoặc chỉ cần bám đuổi kịp trong cuộc đua thị trường. Một khi đánh trúng vào thị hiếu khách hàng, ngay lập tức phép màu sẽ xảy ra nhé.

    Kinh doanh là cách nhanh nhất để làm giàu, nhưng muốn thành công thì không bao giờ là dễ dàng, luôn có những khó khăn cản trở khiến ta thất bại. Hy vọng với những thông tin chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn biết đươc những thất bại trong kinh doanh của mình đến từ đâu và rút ra những kinh nghiệm cho mình.

    Nội dung bài viết tham khảo từ salekit.com

    Hình ảnh: Internet