5 Kỹ Năng Sống Còn Dành Cho Thế Hệ Z

Đăng ngày: 24/06/2020 Lượt xem: 1441

Nội dung bài viết Ẩn/Hiện

    Thế hệ Z là những người được sinh ra từ năm 1995 đến 2015, được sống trong kỷ nguyên cuộc Cách mạng 4.0 và sự bùng nổ công nghệ. Họ đang từng bước tham gia vào lực lượng lao động lần đầu tiên và tồn tại trong một thế giới mà dải ngăn cách giữa thế giới thực và thế giới số đang dần bị xóa nhòa. Thế hệ Z được tin rằng sẽ trở thành những nhà lãnh đạo giỏi nhất, tạo ra tác động tích cực nhất đến quốc gia và thế giới so với các thế hệ trước. Điều này là có cơ sở bởi những kiến thức hội nhập hóa ngày nay đã được phổ biến rộng rãi, nhu cầu thông tin của giới trẻ ngày càng cao và đặc biệt là khả năng tiếp nhận kiến thức vô cùng mạnh mẽ. Và dưới đây liệt kê 5 kỹ năng sống còn vô cùng bổ ích dành cho các em thuộc hế hệ Z

    5 kỹ năng sống còn của thế hệ Gen Z (Ảnh: Minh họa - Nguồn: NTTU)

    1. Điều cần biết về Gen Z

    Theo báo cáo của Forbes, ở Việt Nam, các thành viên của thế hệ Z có số lượng hơn 14 triệu người (chiếm khoảng 1/7 dân số cả nước). Được sinh ra từ năm 1995 đến 2015, thế hệ Z được sống trong kỷ nguyên cuộc Cách mạng 4.0 và sự bùng nổ công nghệ. Họ đang từng bước tham gia vào lực lượng lao động lần đầu tiên và tồn tại trong một thế giới mà dải ngăn cách giữa thế giới thực và thế giới số đang dần bị xóa nhòa.

    Thế hệ Z đã và đang trở thành nhóm định hình xu hướng mới đối với nền kinh tế thế giới, nắm trong tay chiếc chìa khóa mở ra tương lai hội nhập toàn cầu. Trong đó, 42 % các bạn trẻ thế hệ này muốn làm một công việc hoàn toàn mới để tạo dấu ấn cá nhân, 31 % muốn tự khởi nghiệp kinh doanh và 37% còn lại muốn biến sở thích của họ thành một công việc toàn thời gian.

    Ảnh: Minh họa (Nguồn: Internet)

    2. Bước chuyển của thời đại

    Đến năm 2020, nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ chịu tác động của công nghệ AI (Artificial Intelligence - Trí tuệ nhân tạo) và Automation (Tự động hóa). Các ngành nghề mới được sinh ra đều liên quan đến tư duy sáng tạo, tư duy kết nối thế giới thật và ảo. Các chuyên gia cũng dự báo rằng mặt trái của cách mạng công nghiệp 4.0 là có thể phân hóa thị trường lao động. Bởi khi tự động hóa thay thế lao động chân tay, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, cơ cấu ngành nghề sẽ có sự thay đổi đáng kể. Một số công việc phổ biến trước đây sẽ trở nên không cần thiết khi có sự thay thế của máy móc, từ công nhân nhà máy, nhân viên giao hàng tận nhà cho đến kế toán, luật sư, v.v...

    3. Kỹ năng sống còn dành cho thế hệ Z

    Những kỹ năng cần thiết cho nguồn nhân lực để sẵn sàng tham gia vào cuộc cách mạng 4.0 là kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp mà công nghệ không thể xử lý. Trong đó, tư duy phản biện, khả năng sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, trí tuệ cảm xúc (EI), đánh giá và đưa ra quyết định, linh hoạt trong nhận thức là những kỹ năng cốt lõi quan trọng hàng đâu.

    a. Tư duy phản biện

    Tư duy phản biện (Critical thinking) còn được gọi là tư duy phân tích. Tư duy phản biện là một quá trình tư duy để chất vấn các giả định hay giả thiết. Bạn biết cách phải suy nghĩ như thế nào khi đứng trước một điều gì đó. Đây là một kỹ năng quan trọng vì nó tạo điều kiện cho bạn phân tích, đánh giá, xây dựng lại những suy nghĩ của mình, làm giảm rủi ro vận dụng, hành động, suy nghĩ với một niềm tin sai lầm. 

    Ảnh: Minh họa (Nguồn: Internet)

    Trên thực tế, đa số mọi người đều thiếu sót kỹ năng tư duy phản biện. Điều này cần được đặt trong bối cảnh và rèn luyện rất nhiều. Gen Z đang ở trong bối cảnh xã hội vô cùng thuận lợi để có cơ sở đánh giá và kiểm chứng mức độ chính xác của thông tin hay đơn giản là quan điểm của người khác.

    Các phương pháp rèn luyện tư duy phản biện:

    • Đánh giá khách quan: Nhìn nhận vấn đề từ nhiều chiều, ở những vị trí khác nhau sẽ cho bạn một cái nhìn khách quan. Cân nhắc mọi việc theo logic, hạn chế cái tôi cá nhân. 
    • Luôn đặt câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Tìm hiểu được nguyên do và cách thức, bạn sẽ nhìn xa hơn và đi đúng hướng.
    • Lật ngược vấn đề: Câu hỏi kinh điển cho việc rèn luyện tư duy “Gà có trước hay trứng có trước”. Mặc dù vấn đề đảo ngược không đúng thì việc xem xét có thể đưa bạn đến con đường tìm kiếm giải pháp nhanh và chính xác hơn. Điều đó cho phép bạn xét đến rất nhiều trường hợp để loại trừ và tìm ra đáp án đúng nhất.
    • Kết luận vấn đề qua các bằng chứng thực tế: Đôi lúc cảm xúc lấn át lý trí, nhưng khi lý trí của bạn chưa được thuyết phục bởi các bằng chứng bạn vẫn sẽ còn nghi ngờ.
    b. Kỹ năng làm việc nhóm

    Ảnh: Minh họa (Nguồn: Internet)

    Kỹ năng làm việc nhóm có thể hiểu 1 cách đơn giản là nhiều người cùng nhau kết hợp các ưu điểm của mình để thực tốt một nhiệm vụ hướng tới một mục tiêu chung. Cách làm việc này sẽ giúp các cá nhân bổ sung những thiếu sót cho nhau và hoàn thiện bản thân mình. Để công việc của nhóm đạt kết quả cao nhất, các thành viên phải có kỹ năng làm việc nhóm thuần thục.

    Ngoài ra, làm việc nhóm (sức mạnh của teamwork) giúp cho mỗi cá nhân đề cao tinh thần tập thể, nâng cao hiệu quả công việc và sự gắn bó.

    Có rất nhiều phương pháp để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, trong đó phải kể đến bí kíp DISC. DISC là phong cách hành vi của con người trong giao tiếp ở một bối cảnh cụ thể. Ví dụ như trong làm việc nhóm, khi bạn nắm rõ phong cách hành vi của đồng đội, bạn có thể ứng xử, giao tiếp với họ để đạt hiệu quả cao nhất khi làm việc.

    c. Quản trị cảm xúc

    Tôi có người bạn, hễ gặp vấn đề trong công việc hay tình cảm thì đều lấy điện thoại ra chơi game. Sau khi chơi game khoảng một hai giờ, hoặc lâu hơn tuỳ từng mức độ của vấn đề thì người bạn của tôi đưa ra quyết định. Anh ta giải quyết vấn đề sau khi chơi game. Anh ta để cho cảm xúc của mình lắng xuống rồi mới đưa ra quyết định. Đó cũng có thể xem là một cách để quản trị cảm xúc của bản thân.

    Nhưng, tôi cũng có một người bạn. Hễ gặp vấn đề trong tình cảm là đập đồ, vớ được thứ gì thì đập thứ đó! Tay cầm điện thoại thì đập luôn của điện thoại. Tôi gọi người này là người không biết quản trị cảm xúc. Người không quản trị cảm xúc sẽ sớm hối hận vì những hành vi đã làm của mình.

    Quản trị cảm xúc là khả năng nhận ra, suy nghĩ thông suốt, sẵn sàng chấp nhận, và kiểm soát được cảm xúc của chính bạn (đôi khi của những người khác nữa) trước khi chúng biểu hiện thành hành vi. Sự hối hận sau cơn nóng giận là một trong những lý do đầu tiên khiến người ta quan tâm đến cảm xúc của mình. 

    Đổi một cảm xúc tiêu cực thành một cảm xúc tích cực là bạn đã tự làm đẹp bản thân mình rồi đấy. Thực ra, trong chúng ta luôn làm chủ được cảm xúc của mình trong hầu hết thời gian trong ngày. Điều này không đáng nói tới. “Đột nhiên” bị dẫm trúng đuôi, mới là lúc phải quản trị cảm xúc của mình. Để giữ được cảm xúc thoải mái trong lúc làm việc chúng ta phải bớt quan tâm dư luận của đồng nghiệp. Hãy quan sát cảm xúc của Sếp để né tránh những tình huống bất ngờ.

    Ảnh: Minh họa (Nguồn: Internet)

    Một nét cười, một nét giận của bạn. Nếu đúng người, đúng lúc, đúng nơi thì ắt hẳn sẽ được lòng người. Thời đại này nếu chỉ vì chuyện nhỏ không kiềm được cảm xúc mà “xé” ra to là vô cùng bất lợi. Trái lại nếu luôn giữ bản thân ở thế khiêm nhường, cầu tiến, tích cực tạo lập quan hệ xã hội thì cơ hội thăng tiến càng cao. Hơn hết, ấn tượng tốt mà chúng ta để lại cũng giúp chúng ta rất nhiều.

    Rõ ràng cảm xúc thì không thể điều khiển một cách triệt để được. Nhưng người ta có thể tạo thói quen cho nó. Ban đầu là ý thức được cảm xúc của mình. Tiếp theo đó là theo dõi và uốn nắn cảm xúc đó.

    d. Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định

    Hãy tưởng tượng bạn đang ăn uống cùng đồng nghiệp, một người bạn mời bạn một cốc bia, bạn sẽ từ chối hay nhận lời mời? Hoặc vào một ngày nghỉ cuối tuần, một đồng nghiệp nhờ bạn xử lý công việc, bạn sẽ đồng ý hay không? Hay bạn phải nghĩ đến một giải pháp nào đó? Trong thời đại này, Chúng ta luôn phải đưa ra quyết định và phải có trách nhiệm với quyết định của mình. Quyết định là quá trình lựa chọn bạn phải làm gì bằng việc xem xét các hậu quả của những lựa chọn khác nhau mà có thể xảy ra.

    Ảnh: Minh họa (Nguồn: Internet)

    Né tránh các quyết định dường như lúc nào cũng dễ dàng hơn. Nhưng tự đưa ra quyết định cho riêng mình là cách duy nhất mà bạn phải chịu trách nhiệm với cuộc sống và thành công của bạn. Hãy nhớ là: chịu trách nhiệm cho các quyết định của mình là tính cách cơ bản của người ở thế hệ mới!

    e. Kỹ năng ứng dụng công nghệ

    Ngoài ra các kỹ năng mềm, kỹ năng ứng dụng công nghệ trong công việc cũng đặc biệt được lưu tâm. Theo nghiên cứu hàng quý về các kỹ năng thế hệ Z cần có trong thế kỷ số hóa đang được tuyển dụng nhiều nhất do Upwork thực hiện, có đến 70% các kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất là hoàn toàn mới. Ví dụ top 10 kỹ năng trong nghiên cứu bao gồm: Blockchain, Google Cloud Platform (nền tảng đám mây của Google), Volusion (nền tảng thương mại điện tử), Risk management (quản trị rủi ro), Product photography (chụp hình sản phẩm), Rapid prototyping (làm mẫu thử nhanh), Google App Engine API, SCORM (các tiêu chuẩn dành cho sản phẩm e-learning), GitLab (nền tảng lập trình), SCORM (ngôn ngữ lập trình cho blockchain),v.v...

    Ảnh: Minh họa (Nguồn: Internet)

    Đứng trước sự thay đổi, thế hệ Z cần chủ động hơn trong việc trang bị những hiểu biết sâu rộng, tư duy mở và kỹ năng mềm để thích nghi với sự thay đổi đó.

    Tạm kết

    Thế hệ Z được tin rằng sẽ trở thành những nhà lãnh đạo giỏi nhất, tạo ra tác động tích cực nhất đến quốc gia và thế giới so với các thế hệ trước. Điều này là có cơ sở bởi những kiến thức hội nhập hóa ngày nay đã được phổ biến rộng rãi, nhu cầu thông tin của giới trẻ ngày càng cao và đặc biệt là khả năng tiếp nhận kiến thức vô cùng mạnh mẽ. 

    Nguồn: Internet