5 công việc phổ biến dành cho người thích nói

Đăng ngày: 16/06/2021 Lượt xem: 326

Nội dung bài viết Ẩn/Hiện

    Khi lựa chọn công việc, bạn không nên bỏ qua tính cách cá nhân bởi đó là điều quan trọng dẫn bạn đến một nghề nghiệp thích hợp và thành công lâu dài, không chỉ vì lý do tài chính mà còn vì chất lượng cuộc sống.

    5 công việc phổ biến dành cho người thích nói

    Bạn là người hay nói và thích giao tiếp với tất cả mọi người nếu phải chọn một công việc lặng lẽ, chỉ làm bạn với máy tính và mỗi ngày chỉ nói vài câu nơi công sở sẽ khiến bạn đau khổ thực sự.

    Khi chọn một công việc phù hợp với bản thân, bên cạnh chuyên môn thì bạn tuyệt đối không nên bỏ qua cá tính của bản thân bạn, bởi đó là điều vô cùng quan trọng quyết định đến con đường thành công trong sự nghiệp sau này của bạn.

    Dưới đây là những công việc được xem là phù hợp nhất đối với những người thích nói và thích giao tiếp. Tất nhiên những công việc này cũng đòi hỏi nhiều về kỹ năng chuyên môn và trình độ hơn so với việc trò chuyện thông thường, nhưng điểm mạnh của bạn là người thích nói vì vậy nó sẽ là một sự bắt đầu nhiều thuận lợi cho công việc của bạn đó.

    1. Chăm sóc Khách hàng

              Là bộ phận quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng hoặc đại diện dịch vụ khách hàng (Customer Service Representative) sẽ liên tục tiếp nhận các câu hỏi và giải quyết những mối quan tâm cho khách hàng thông qua điện thoại, email, tin nhắn, ứng dụng chat hoặc gặp mặt trực tiếp.

              Chịu trách nhiệm kết nối, tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng về mọi sản phẩm và dịch vụ, bạn cần có khả năng nắm bắt các thông tin cần thiết, nắm vững trong đầu các câu trả lời phù hợp. Đồng thời, để đạt kết quả làm việc tốt nhất, bạn còn phải sở hữu kỹ năng giao tiếp linh hoạt, giải thích thông tin (cả nói và viết) rõ ràng, hướng dẫn chính xác cùng tính kiên nhẫn, tận tâm phục vụ.

                                                                                     Ảnh: Minh họa - Nguồn: Internet

              Năng khiếu “nói nhiều” của bạn nếu đi cùng với thiên hướng thích hỗ trợ người khác thì các vị trí thuộc nhóm chăm sóc & hỗ trợ khách hàng thực sự dành cho bạn.

    Thu nhập bình quân: 7.000.000 VND/tháng*

    2. Tổ chức sự kiện

    Có khá nhiều con đường để chọn khi một người thích giao tiếp muốn phát triển sự nghiệp trong vai trò lập kế hoạch (Planner), điều phối viên (Coordinator) hoặc nhân viên (Executive/ Specialist/ Assistant) tổ chức sự kiện chuyên nghiệp.

              Thứ nhất, bạn có thể trở thành người lập kế hoạch và tổ chức các sự kiện mang ý nghĩa trọng đại như: đám cưới, đính hôn, sinh nhật, mừng thọ… cho khách hàng. Công việc này phù hợp với người giàu ý tưởng, thích giao tiếp và giỏi tư vấn. Dù bạn phát huy tài năng tổ chức sự kiện dưới tư cách nhân viên của công ty, trung tâm hội nghị, nhà hàng tiệc cưới hay cá nhân độc lập thì mỗi ngày của bạn đều cũng sẽ sôi động và thú vị.

              Trở thành chuyên viên tổ chức sự kiện tại các công ty là con đường thứ hai. Với hướng đi này, bạn có thể xin vào các công ty truyền thông – quảng cáo (Agency) để học hỏi nhiều điều mới mẻ, liên tục thử sức bản thân và tăng cường trải nghiệm qua vô vàn dự án hoàn toàn khác nhau; hoặc nếu thích sự bền vững và học hỏi chuyên sâu, hãy ứng tuyển vào làm việc tại phòng Marketing của một doanh nghiệp rồi gắn bó và tập trung đóng góp cho sự thành công lâu dài cùng họ.

                                                                                     Ảnh: Minh họa - Nguồn: Internet

              Nghề tổ chức sự kiện đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều cuộc trò chuyện. Đầu tiên, bạn gặp gỡ khách hàng, gợi mở khai thác nhu cầu, tư vấn các ý tưởng, thuyết phục lựa chọn phương án, khuyến khích sử dụng dịch vụ. Sau đó là quãng thời gian bận rộn để bạn bắt đầu liên hệ nhà cung cấp, điều phối đơn vị thi công, rồi lại tiếp tục kiểm tra, đôn đốc các bên nhằm đảm bảo mọi thứ diễn ra theo kế hoạch. Đã chọn nghề này, bạn nên biết rằng “có lúc tôi không muốn nói cũng không được”. Sau tất cả những bận rộn và vất vả, nghề tổ chức sự kiện khiến cuộc sống của những ai theo đuổi nó đa dạng màu sắc và cảm xúc hơn nhiều.

    - Thu nhập bình quân: 8.700.000 VND/tháng*

    3. Quan hệ công chúng

              Chuyên viên truyền thông (Communication) hoặc quan hệ công chúng (Public Relationship – PR) là một nghề triển vọng được nhiều bạn trẻ năng động ưa thích. Để làm được nghề này yêu cầu đầu tiên và quyết định nhất là giao tiếp tốt, cả nói lẫn viết.

              Công việc thường thấy của chuyên viên quan hệ công chúng là giới thiệu, quảng bá thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc những thành tựu mà công ty đã đạt được. Bạn sẽ thường xuyên tham dự các hội nghị, networking; tổ chức họp báo, sự kiện; hoặc liên hệ với các nhà tài trợ, nàh đầu tư, cơ quan truyền thông báo chí. Vì vậy, bạn cần có khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ, kỹ năng phát biểu, thuyết trình trước đám đông một cách tự tin và lưu loát, đồng thời phải sở hữu đầu óc linh hoạt và tư duy nhạy bén để xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra khi đang nói nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất.

                                                                                        Ảnh: Minh họa - Nguồn: Internet

    Thu nhập bình quân: 11.400.000 VND/tháng*

    4. Hướng dẫn viên du lịch

              Hướng dẫn viên du lịch chẳng những là công việc lý tưởng cho người hay nói mà còn cực kỳ phù hợp với tín đồ thích “xê dịch” hoặc ưa khám phá điều mới mẻ. Ưu điểm của công việc là dù làm nhân viên chính thức cho công ty lữ hành, tổ chức du lịch, điểm tham quan, hay là hướng dẫn viên cộng tác thì bạn vẫn luôn sở hữu một mức độ tự do đáng kể về không gian và thời gian.

    Chắc chắn bạn sẽ được nói, thực ra là nói rất nhiều mỗi khi bước vào công việc. Bạn phải tiếp xúc, giao lưu và kết bạn với nhiều người khác nhau mỗi ngày. Nhịp làm việc này giúp bạn mở mang kiến thức xã hội, tăng cường trải nghiệm về các mối quan hệ và làm giàu đời sống tinh thần.

              Như mọi nghề khác, bạn cần sở hữu những tố chất nhất định để trở thành hướng dẫn viên, quan trọng nhất trong đó là khả năng giao tiếp và truyền đạt thông tin. Có câu đùa vui rằng: “Nghề hướng dẫn không quá khó như ta tưởng tượng, chẳng đòi hỏi gì cả, chỉ cần bạn biết nói.” Điều này thực ra không sai nhưng cần được bổ sung, hướng dẫn viên phải nói bằng kiến thức, duyên trò chuyện thu hút và cái tâm của người muốn chia sẻ, chăm sóc du khách.   

                                                                                                 Ảnh: Minh họa - Nguồn: Internet

    Thu nhập bình quân: 9.400.000 VND/tháng*

    5. Tư vấn bán hàng

    “Xin chào, tôi có thể giúp gì cho chị?” là cách rất tốt để bắt đầu một cuộc trò chuyện điển hình của nhân viên tư vấn với khách hàng. Trao đổi thông tin là hoạt động cốt lõi xuyên suốt của việc bán hàng, vì thế nghề tư vấn bán hàng sẽ vô cùng phù hợp với những ai thích nói chuyện.

              Bạn sẽ gặp gỡ rất nhiều người và khiến họ ra quyết định mua sản phẩm/dịch vụ của mình. Những kỹ năng cần có của nghề này cũng tương tự như nhân viên chăm sóc khách hàng, tuy nhiên, điều khác biệt là bạn cần kết thúc thắng lợi bằng quyết định mua hàng của người mình tư vấn. Bạn sẽ có cơ hội nói thoả thích, nhằm giới thiệu công dụng, chỉ ra lợi ích và hướng dẫn cách sử dụng cho khách hàng. Tư vấn bán hàng không đòi hỏi chuyên môn quá cao nên chỉ nhận lại mức lương tương đối, đổi lại bạn sẽ dễ dàng tìm được việc đồng thời lựa chọn lĩnh vực là không giới hạn.

                                                                                          Ảnh: Minh họa - Nguồn: Internet

    Thu nhập bình quân: 8.000.000 VND/tháng*

    6. Tư vấn tuyển sinh đại học

              Đây là một nghề cũng cần yêu cầu khả năng giao tiếp tốt để có thể giúp học sinh cũng như phụ huynh có thể hiểu và nắm rõ thông tin về các trường đại học, giúp các học sinh có thể biết trường nào phù hợp với khả năng của bản thân để có sự lựa chọn chính xác nhất.

                                                                                         Ảnh: Minh họa - Nguồn: Internet

    7. Huấn luyện viên

              Những người làm huấn luyện viên thường có tính cách hướng ngoại, khả năng giao tiếp xuất sắc, kỹ năng thúc đẩy mọi người và nhạy cảm với nhu cầu của người khác. Kỹ năng ăn nói, thuyết phục tốt sẽ giúp các huấn luyện viên trò chuyện, định hướng và tạo mối quan hệ tốt cho học viên tốt hơn để đạt thành tích cao.

                                                                                    Ảnh: Minh họa - Nguồn: Internet

    8. Nhà tạo mẫu tóc

              Bạn cho rằng, nghề tạo mẫu tóc không cần nói nhiều mà chỉ cần kỹ năng chuyên nghiệp là đủ? Tuy nhiên điều đó cũng chưa chắc đã đúng, nghề tạo mẫu tóc là một nghề làm đẹp cho nhiều người vì vậy bạn thường xuyên phải gặp khách hàng, tư vấn cho khách hàng những kiểu tóc phù hợp nhất với họ, vậy nên giao tiếp tốt là một phần không thể thiếu, điều này do bản thân mỗi người sẽ có sự thay đổi khác nhau. Đa phần, người bước vào ngành làm đẹp thì tính tình trở nên điềm tĩnh, hòa nhã, thân thiện. Các yếu tố này sẽ giúp bạn có được bản lĩnh trong lĩnh vực giao tiếp, nó sẽ giúp bạn trở thành chuyên viên tạo mẫu tóc và giữ lại cho cửa hàng khách hàng thân thiết.

                                                                                    Ảnh: Minh họa - Nguồn: Internet

    9. Nghề y tá

              Y tá là một nghề khá hót tại một số nước. Bên cạnh khả năng chuyên môn nghề nghiệp, linh hoạt trong công việc thì giao tiếp là một kỹ năng không thể thiếu đối với bất kể y tá nào.

              Là một y tá, bạn sẽ là đầu mối của mọi thông tin trong bệnh viện. Bạn thường xuyên là người trung gian, để truyền tải thông tin từ bác sĩ cho đến bệnh nhân. Không phải cứ truyền tải thông tin đến bệnh nhân là xong mà bạn cần phải am hiểu về bệnh để có thể giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ nhất về tình trạng bệnh của họ đang gặp phải, về thuốc men điều trị, điều kiện y tế...

                                                                                                    Ảnh: Minh họa - Nguồn: NTTU

              Bên cạnh giao tiếp tốt với bệnh nhân thì việc giao tiếp với các bác sĩ cũng không kém phần quan trọng, do đây là công đoạn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chăm sóc bệnh nhân. Bạn sẽ thường xuyên phải đối mặt với bệnh nhân đang lo lắng, không hợp tác; gia đình bệnh nhân đang xúc động mạnh; còn bác sĩ thì quá bận rộn. Kỹ năng giao tiếp tốt chính là chìa khoá để kết nối và chuyển giao thông tin giữa những tình huống phức tạp trên.

    10. Giáo viên và gia sư

              Như chúng ta đã biết công việc giáo viên hay gia sư là những công việc yêu cầu bạn phải nói nhiều và nói liên tục để truyền tải thông tin, kiến thức của mình đến với học sinh một cách tốt nhất. Những người làm nghề này bên cạnh việc giao tiếp với học sinh thì còn phải giao tiếp với các đồng nghiệp, lãnh đạo nhà trường và phụ huynh học sinh. Với mỗi đối tượng thì các giáo viên phải lựa chọn cho mình một cách giao tiếp phù hợp nhất để vừa duy trì được mối quan hệ tốt và giữ đúng tác phong sư phạm của bản thân.

                                                                                                      Ảnh: Minh họa - Nguồn: Internet

    11. Nha sĩ

              Nghe có vẻ nghề này không cần nhiều đến kỹ năng giao tiếp tốt, nhưng trên thực tế nó lại là một yếu tố rất quan trọng trong việc nhận thức và tiếp thu thông tin của bệnh nhân cung cấp cho họ, kể cả những thông tin bằng cử chỉ. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn có thể tư vấn tốt cho bệnh nhân về cách chăm sóc răng miệng giúp cho bệnh nhân có thể cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc và lòng tận tâm của nha sỹ. Giao tiếp tốt còn giúp bạn giữ gìn mối quan hệ tốt với khách hàng trong công việc.

                                                                                             Ảnh: Minh họa - Nguồn: Internet

              Như câu nói của Brian Tracy: “Hãy chọn làm những việc bạn thực sự yêu thích, bạn sẽ cảm thấy mình không phải làm việc một ngày nào trong suốt cuộc đời”. Hiểu rõ về tính cách cá nhân có thể giúp bạn chọn được lĩnh vực nghề nghiệp đúng đắn và quản lý tốt hơn những thách thức trong công việc.

    Nguồn: Sưu tầm - Tổng hợp