1. Lỗi CV - Trăm cái như một
Chất lượng của CV là điều hình thành nên ấn tượng ban đầu của nhà tuyển dụng về bạn và mở ra cánh cửa phỏng vấn. Do đó, bạn cần chắc chắn nó phải thật hoàn hảo. Dù bạn tự viết hay nhờ sự tư vấn của người khác, hãy chắc chắn nó không có bất cứ một lỗi nào. Bên cạnh CV bản cứng, hãy đảm bảo bản bạn gửi qua email cũng không mắc lỗi font hay những đoạn dãn dòng ngớ ngẩn.
Lỗi viết CV - trăm cái như một - Hình minh họa (Nguồn ảnh: Internet)
2. Không có mục tiêu rõ ràng khi tìm việc
Nếu bạn gửi đơn xin việc đến quá nhiều công ty mà ngay cả đến bản thân bạn cũng không nhớ nổi tên hoặc lĩnh vực của những công ty đó, điều này có nghĩa là bạn đang lãng phí thời gian quý báu của mình. Ít nhất, bạn cũng phải xác định được một công việc, một vị trí lý tưởng. Vì vậy, hãy ngừng ngay hành trình tìm kiếm không mục đích đó lại. Thật chậm rãi, ngồi xuống suy nghĩ kĩ lưỡng và chắc chắn về loại công việc mà bạn thật sự mong muốn để có thể tìm kiếm một cách tập trung hơn và điều chỉnh CV theo một định hướng phù hợp nhất.
Không xác định rõ mục tiêu khi tìm việc, chắc chắn bạn sẽ tự chuốc lấy thất bại - Hình minh họa (Nguồn: Internet)
3. Không biết tận dụng các mối quan hệ
Các mối quan hệ như người thân, bạn bè, đồng nghiệp cũ có thể tỏ rất hiệu quả khi bạn đi xin việc. Họ có thể giới thiệu cho bạn những công việc rất phù hợp với bạn. Không biết tận dụng những mối quan hệ này quả là một sai lầm lớn.
Ngoài ra, khi bạn chú ý tới một công ty đặc biệt nào đó, hãy cân nhắc việc trực tiếp tới công ty đó để nộp hồ sơ hay hỏi thông tin. Bạn có thể không đạt được một cuộc phỏng vấn nhưng ít nhất, hãy xuất hiện trước mặt người khác và biết đâu điều đó lại mở ra một cơ hội khác cho bạn.
Nên biết xây dựng và tận dụng các mối quan hệ xung quanh - Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
4. Thụ động ngồi chờ lời mời phỏng vấn
Một số ứng viên cho rằng sau khi đã gửi đơn xin việc thì họ chỉ còn một việc là ngồi đợi để được gọi phỏng vấn. Họ không biết rằng việc tiếp tục gửi thư hay gọi điện tỏ ra quan tâm đến công việc sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ. Nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng về bạn là một người rất quan tâm đến công việc đó.
Khôn nên thụ động ngồi chờ lời mời phỏng vấn ủa Nhà tuyển dụng sau khi bạn nộp đơn - Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
5. Thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp khi đi phỏng vấn
Những thói quen xấu khi phỏng vấn như: Dáng ngồi thõng vai, ngọ nguậy không yên trên ghế, cắn móng tay, hất tóc liên tục, mắt không dám nhìn thẳng vào người đối diện… chính là những dấu hiệu để nhà tuyển dụng xác định nhận ra bạn đang rất thiếu tự tin. Vì vậy, hãy tìm hiểu một cách kĩ lưỡng về ngôn ngữ cơ thể trước khi bước vào một buổi phỏng vấn để tránh những hành động thừa thãi và chứng minh với nhà tuyển dụng rằng, bạn chính là ứng cử viên tốt nhất cho vị trí công việc mà họ đang cần.
Trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết trước khi đi phỏng vấn là một trong những yếu tố giúp cho buổi phỏng vấn của bạn được thành công - Ảnh: Minh Họa (Nguồn: Internet)
6. Lộ rõ sự “xuống dốc” về tinh thần
Dù bạn đang có việc làm hay thất nghiệp, hãy dành một phần thời gian để duy trì thái độ và vẻ ngoài khỏe mạnh. Hãy giữ gìn vóc dáng, kết nối với bạn bè, tham gia các nhóm xây dựng mạng lưới quan hệ và học thêm các kỹ năng mới để bổ sung cho CV của bạn. Những hoạt động này có thể giúp bạn duy trì sự năng động và khiến bạn không có thời gian để nghĩ về những chuyện vô bổ.
7. Chỉ ứng tuyển một công ty
Tính cạnh tranh của thực tập đã trở nên mạnh mẽ hơn. Nếu bạn chỉ nộp hồ sơ vào một công ty duy nhất, dù bạn có tự tin đến đâu thì rủi ro “trượt vỏ chuối” của bạn vẫn là rất cao. Nên ứng tuyển 4 – 5 công ty trong vòng 2 – 3 tuần. Nếu có phản hồi mời phỏng vấn từ một vài nhà tuyển dụng, bạn có thể dừng việc gửi hồ sơ. Nhưng hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng tiếp tục ứng tuyển đến các công ty khác, vì không có gì chắc chắn bạn sẽ đỗ 100% cả.
Nên ứng tuyển 4 – 5 công ty trong vòng 2 – 3 tuần, tránh việc chỉ nộp đơn ứng tuyển vào một công ty duy nhất - Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
8. “Quên” các chỉ dẫn của công ty
Nếu bạn không làm theo các quy tắc ứng tuyển, làm sao bạn có thể thực hiện các quy định thật sự của kỳ thực tập. Hồ sơ của bạn là ấn tượng đầu tiên đối với nhà tuyển dụng, nên khi bạn không làm đúng các chỉ dẫn của công ty, bạn có thể đã biến ấn tượng đó trở nên tồi tệ. Nhà tuyển dụng sẽ sẵn sàng nói “không” với bạn ngay cả khi các kỹ năng bạn có phù hợp với yêu cầu của họ. Ví dụ, nhiều công ty đăng tuyển trên một website thứ ba và ghi chú rằng ứng viên nên ứng tuyển trực tiếp thông qua website của chính họ.
9. Chỉ tập trung vào một kênh tìm việc
Hiện nay có vô vàn các kênh giúp bạn tìm việc làm thực tập hiệu quả, đặc biệt là các web tìm việc online. Nếu bạn chỉ sử dụng một kênh, thì sẽ rất lãng phí các cơ hội việc làm khác đó.
Trong các kênh tìm việc online hiện nay thì trang vieclam.ntt.edu.vn của trường Đại học Nguyễn Tất Thành là một trong những kênh tìm việc uy tín nhất, đặc biệt cho sinh viên Nguyễn Tất Thành - Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: NTTU).
Với những chia sẻ trên, hi vọng mỗi bạn sinh viên sẽ tìm được cho mình một công việc thực tập hoàn hảo nhất. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Sưu tầm - Tổng hợp