1. Sinh viên mới ra trường viết CV để loại 2 đối thủ chứ không phải 1
Sinh viên mới ra trường có nhiều đối thủ hơn rất nhiều so với những người đã đi làm và có kinh nghiệm. Vậy họ là ai:
- Đối thủ số 1 – Những người đã có kinh nghiệm. Đối tượng này khá là khó nhằn, bởi họ có kinh nghiệm thực tế làm việc – cái mà bạn không. Càng khó hơn, khi mà thực tế hiện tại các doanh nghiệp đều ưu tiên những người có kinh nghiệm.
- Đối thủ số 2 – Những người mới tốt nghiệp như bạn. Hằng năm, có hàng triệu lao động mới tham gia thị trường lao động. Và trong ngành nghề của bạn thôi cũng đã có hàng chục nghìn người.
CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm (Ảnh: Sưu tầm)
Bạn thử tưởng tượng xem với số lượng đối thủ cạnh tranh lớn như thế nếu không có chiến lược thì làm sao bạn có được công việc mình mong muốn.
Thông qua bài viết này NTTU muốn chia sẻ với các bạn cách viết CV cho sinh viên mới ra trường. Hi vọng với những chia sẻ này các bạn sẽ có được một bản CV ấn tượng và thu hút nhà tuyển dụng.
2. Cách viết CV cho sinh viên mới ra trường
a. Không có kinh nghiệm thì viết gì trong CV đối với sinh viên mới ra trường
Đi xin việc, ai cũng yêu cầu có kinh nghiệm?
Sinh viên mới ra trường lấy đâu ra kinh nghiệm mà viết trong CV. Đây là một thực tế nhức nhối. Tuy nhiên, đừng thấy như vậy mà các bạn sinh viên đã vội nản chí.
Mình không có kinh nghiệm làm việc đúng với chuyên môn của mình, nhưng không có nghĩa mình không có kinh nghiệm làm việc gì cả hay không có thành tích nào đáng ghi nhận. Có rất nhiều công việc không quá yêu cầu kinh nghiệm về chuyên môn mà quan trọng hơn lại là kỹ năng mềm.
– Những phần CHẮC CHẮN CÓ trong CV cho sinh viên mới ra trường
+ Thông tin cá nhân: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email
+ Thông tin học vấn: Tên trường, chuyên ngành, điểm trung bình, hoặc có thể cả xếp loại học lực.
+ Các khóa học ngắn hạn và dài hạn khác: Học tiếng Anh, tin học văn phòng,…
+ Kỹ năng: Sử dụng thành thạo tiếng anh, thuần thục các ứng dụng Excel – Word – Powerpoint, có khả năng nói trước đám đông,…
+ Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực, có trách nhiệm,…
– Những phần NÊN CÓ trong CV cho sinh viên mới ra trường
CV của bạn sẽ nỏi bật hơn nếu bạn có những minh chứng, ví dụ cụ thể cho những phẩm chất, kỹ năng mà bạn có được. Đó là:
– Các hoạt động ngoại khóa bạn từng tham gia khi còn là sinh viên, trong thời gian nghỉ hè,… Một số hoạt động tiêu biểu:
+ Tham gia hoạt động hiến máu cứu người
+ Tổ chức hoạt động quyên góp ủng hộ miền Trung lũ lụt chẳng hạn.
+ Tham gia vào các Câu lạc bộ Kỹ năng, Câu lạc bộ Nghề nghiệp: Bạn xem bạn đã học được gì, đóng góp những gì?…
– Đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tiếng Anh,… Một số công việc bạn có thể nêu ra
+ Gia sư môn Văn, Toán, Tiếng Anh,…
+ Nhân viên phục vụ bàn tại các quán Cafe
+ Nhân viên bán hàng tại các cửa hàng thời trang, cửa hàng bán tranh cho người nước ngoài,…
CV mẫu bao gồm đầy đủ những phần nên có và chắc chắn có của 1 bạn sinh viên mới ra trường (Ảnh: Sưu tầm)
b. Thứ tự xuất hiện các phần khi viết CV cho sinh viên mới ra trường
Tùy thuộc 2 yếu tố chính sau đây mà bạn sẽ tự biết cách sắp xếp các phần của CV:
- Công việc bạn ứng tuyển là gì?
- Danh sách các điểm mạnh, điểm yếu. Những thứ bạn sở hữu giúp bạn làm tốt nhất công việc mà Nhà Tuyển dụng đang cần.
Bạn hãy liệt kê ra những yêu cầu và điểm mạnh điểm yếu của bản thân. Sau đó đánh giá thứ tự ưu tiên để biết được nên đưa phần nào lên trước, hoặc viết phần nào nhiều hơn những phần khác.
Đọc thêm: CV là gì? Tại sao đi xin việc cần có CV xin việc?