Bạn biết đấy, các Nhà tuyển dụng khi đăng tuyển sẽ có nhiều ứng viên gửi Đơn xin việc về nên nếu như không làm CV xin việc của mình nổi bật hơn so với các CV của ứng tuyển khác thì bạn sẽ có cơ hội được các Nhà tuyển dụng gọi đến phỏng vấn. Để CV của mình nổi bật, bạn cần chăm chút trình bày từng chút, trong đó có cách viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV xin việc.
1. Đi tìm điểm mạnh - điểm yếu của bản thân
a. Đừng Xem Thường Các Kiến Thức Ở Trường
Học tập, tiếp thu các kiến thức mà Giảng viên dạy khi bạn còn đang đi học chính là nền tảng kiến thức cơ bản, giúp hình thành được lối tư duy, suy nghĩa mạch lạc của mình, từ đó đưa ra hướng giải quyết các vấn đề. Bên cạnh việc học ở trên lớp, các bạn có thể tham khảo nguồn tài liệu để có thể khai thông và mở rộng được kiến thức.
Bạn có thể tận dụng sống trong thời đại công nghệ 4.0 để có thể tìm kiếm, tích lũy kiến thức ở trên mạng mà trong sách vở hoặc giáo viên không dạy. Bạn cũng có thể học tập từ bạn bè của mình thông qua việc trao đổi hoặc thực tập ở các Doanh nghiệp, Công ty để trao dồi kiến thức cho bản thân. Như thế, bạn sẽ có kiến thức để hỗ trợ công việc sau này của mình tốt và hiệu quả nhất. Do đó, khi còn ở trên ghế của nhà trường, bạn đừng bỏ qua việc học, tiếp thu kiến thức.
Trau dồi thêm kiến thức trong thời gian học Đại học/Cao đẳng giúp ích cho bạn (Ảnh: Sưu tầm)
b. Hiểu Bản Thân Để Có Thể Nâng Cao Được Các Ưu Điểm
Không phải ai cũng biết được bản thân của mình có ưu và nhược điểm gì nên khó có thể nêu điểm mạnh, điểm yếu trong CV xin việc. Để có thể nhận biết được ưu và nhược điểm của bản thân, bạn cần hiểu được vai trò của mình, có nghĩa là bạn hiểu được cách bạn học, làm việc, đối mặt và giải quyết các vấn đề, khó khăn trong công việc ra sao. Bạn thử lập bản phân tích SWOT để liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, cách thách thức, cơ hội của bản thân.
Thông qua các câu hỏi sau đây, bạn có thể biết được điểm mạnh của mình là gì?
- Bạn làm việc nào tốt hơn người khác?
- Bạn sở hữu các mối quan hệ nào?
- Thành công nào mà bạn tự hào nhất?
Bạn có thể nhờ người thân, bạn bè ... của mình để có thể đánh giá bản thân bạn một cách khách quan. Từ đó, bạn suy xét để có cách đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của mình tốt nhất.
Trong khoảng thời gian rảnh, bạn nên tham gia vào các khóa học đào tạo kỹ năng, tham gia vào câu lạc bộ mà bạn yêu thích. Nếu như bạn có khả năng lập luận, đàm phán và phân tích thì cơ hội đến với bạn cao hơn. Do đó, trau dồi từ bạn bè, các khóa học sẽ giúp bạn nâng cao được khả năng phân tích, định hướng thành công của mình.
c. Loại Bỏ Các Nhược Điểm
Bạn nhận thấy bản thân của mình còn nhiều nhược điểm, bạn muốn loại bỏ những nhược điểm đó để có thể hoàn thiện được bản thân. Để có thể khắc phục và biến nhược điểm thành ưu điểm, bạn nên lên danh sách câu hỏi, trả lời trung thực:
- Việc mà bạn hay trốn tránh là gì?
- Thói quen của bạn?
- Tính cách nào của bạn khiế bạn đi lùi trong công việc?
Khắc phục nhược điểm, thay đổi bản thân được xem là rất khó nhưng nếu như có cố gắng thì mọi thứ đều có thể làm được.
- Khi khắc phục được nhược điểm nào đó, bạn nên tán thưởng cho bản thân. Nhờ vào điều tán dương này, bạn sẽ có động lực để thay đổi bản thân của mình.
- Đừng ngại nhờ nhắc nhở, sự giúp đỡ từ phía bạn bè, người thân của mình.
- Hãy tham gia vào các khóa học bổ ích như tham gia vòa kỹ năng giao tiếp để nâng cao khả năng giao tiếp tốt.
2. Viết CV xin việc tạo điểm nhấn
Viết bất cứ mục nào trong CV xin việc, trong đó có điểm mạnh, điểm yếu thì bạn cần viết như sau:
a. Trình Bày Rõ Ràng, Mạch Lạc
Dù mang tính chất tham khảo thì khi đã viết ở trên CV xin việc cần phải trình bày rõ ràng, mạch lạc như kế hoạch về nghề nghiệp, thông tin sở thích, kỹ năng làm việc.
Viết CV cần thể hiện được đẳng cấp của người viết. Nếu như bạn viết format CV không được đẹp như font chữ khác nhau, trình bày lộn xộn ... thì bạn không thể khai mình là thành thạo excel, word.
Nếu như bạn thấy mẫu CV mà bạn dùng không được đẹp, bạn nên chỉnh sửa bản CV đó bởi nhiều mẫu là mẫu thông thường, nếu các bạn viết CV sạch đẹp, rõ ràng thì mọi người sẽ không cảm thấy phản cảm.
Bên cạnh đó bạn nên đính kèm thêm tài liệu để cho nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn.
b. Thông Tin Đầy Đủ
Hầu hết khi viết CV, ai cũng mắc lỗi này bởi không biết thông tin đầy đủ trong CV gồm những gì. Trong mẫu CV thường có nhiều thông tin thừa hoặc thiếu. Với sinh viên ra trường thường gặp vào kinh nghiệm làm việc. Bạn nên mạnh dạn điền công việc bạn làm trước đó, dù nhỏ hoặc trái ngành thì bạn cũng nên ghi. Còn nếu như bạn không có gì để điền, bạn nên cut bỏ nó ra khỏi CV của mình, tránh để trống.
Thông tin bằng cấp cũng là trường thông tin khiến cho nhiều người viết CV cảm thấy lúng túng, nhất là người chưa có chứng chỉ, bằng cấp. Ở thông tin này, bạn nên ghi kết quả xếp loại mà bạn nhận được hoặc bạn nên viết thêm ghi chú là dự kiến. Nhà tuyển dụng khi nhìn, dù thông tin đúng hay sai thì họ cũng không trách được bạn.
Còn trường thông tin người tham khảo. Bạn nên để người thân làm cùng ngành hoặc đồng nghiệp. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng tham chiếu các thông tin có đúng không, đánh giá bạn cao.
c. Viết Điểm Mạnh Điểm Yếu Trong CV Xin Việc Bám Sát Vào Yêu Cầu Của Nhà Tuyển Dụng
Nêu ưu điểm, nhược điểm như thế nào mới là nghệ thuật, thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng? Khi bạn viết đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ chú ý ngay đến CV của bạn.
Chẳng hạn: Bạn muốn ứng tuyển vị trí marketing với các thông tin tuyển dụng như sau:
- Vị trí: Marketing
- Số lượng: 1, làm việc ở Hà Nội
- Yêu cầu: Không nói ngọng, giao tiếp tốt, có chiến lược kinh doanh, chịu được áp lực cao, trung thực.
Thì ở trong điểm mạnh, bạn nên ghi là trung thực, tỷ mỉ, có khả năng giao tiếp tốt. Còn điểm yếu, bạn có thể khi là khả năng làm việc theo đội/nhóm chưa tốt, thẳng thắn, quá nóng tính.
d. Định dạng CV, đặt tiêu đề
Có nhiều công ty, doanh nghiệp yêu cầu định dạng CV, tên tiêu đề của mail. Do đó, bạn cần đọc kỹ để làm đúng theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Chẳng hạn nhà tuyển dụng yêu cầu CV gửi định dạng PDF, tên mail là vị trí ứng tuyển - họ tên thì bạn làm theo để CV của bạn không bị loại.
Ngoài tham khảo cách viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV xin việc, bạn nên tham khảo thêm cách chèn ảnh vào CV cũng như cách viết CV xin việc ấn tượng để có bộ hồ sơ đi xin việc hoàn chỉnh, ấn tượng, lọt vào tầm ngắm của các nhà tuyển dụng khi bạn ứng tuyển.