Bạn làm việc trong môi trường nhân viên không có tiếng nói, mối quan hệ giữa sếp và nhân viên không được thuận lợi. Bỗng một ngày cấp trên đột nhiên không quan tâm tới bạn nữa. Thậm chí ngừng hẳn việc giới thiệu bạn với nhóm khách hàng mới. Làm sao để cải thiện mối quan hệ với sếp đây?
Không được lòng sếp, tự dưng bị soi mói hay ghét bỏ là những điều không ai muốn mình gặp phải trên con đường tìm kiếm công danh. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Bạn làm việc trong môi trường nhân viên không có tiếng nói, mối quan hệ giữa sếp và nhân viên không được thuận lợi. Sếp bạn đột nhiên không quan tâm tới bạn nữa. Thậm chí ngừng hẳn việc giới thiệu bạn với nhóm khách hàng mới.
Bạn cảm thấy dường như mình đã lãng phí thời gian làm việc với một người không thích mình và cơ hội để phát triển nghề nghiệp là không có. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa bạn và sếp không được tốt đẹp và cách để bạn tháo gỡ cũng như thay đổi để mọi chuyện dễ dàng hơn.
1. Không được tự chủ trong công việc
Trong công việc, bạn thường chủ động để xử lý mọi tình huống xảy ra mà không gặp bất cứ khó khăn hay trở ngại nào. Nhưng giờ đây, tất cả những gì bạn làm đều trở thành không đúng và sếp bạn thường xuyên cằn nhằn về điều này.
Mỗi cá thể và hoàn cảnh khác nhau là điều không thể tránh khỏi nhưng nếu sếp của bạn bắt lỗi và kiểm soát bạn một cách phi lý thì điều đó chứng tỏ sếp không tin tưởng bạn. Vì bất cứ lý do gì, sai lầm hay đúng đắn thì cấp trên của bạn không dành cho bạn một chút tin tưởng nào để thực hiện những nhiệm vụ đơn giản.
Bạn cảm thấy mình đang bị sa lầy trong tình huống không có lối thoát trong khi đó sếp của bạn cảm thấy bạn ngày càng trở nên lạc lõng và rồi mọi chuyện trở nên phức tạp hơn. Bạn bắt đầu khiếp sợ công việc hàng ngày.
Giải pháp
Câu trả lời đơn giản là hãy bỏ việc và tìm cho mình một công việc khác. Nhưng nếu bạn không đủ dũng cảm từ bỏ công việc hiện tại thì hãy thử nói chuyện một cách cởi mở và trung thực với sếp của mình.
Đề xuất một cuộc họp hàng tuần để tránh việc bị sếp nhắc nhở hàng ngày. Đừng thể hiện quan điểm của mình bằng cách đối đầu, hãy nói với sếp rằng bạn muốn hoàn thành công việc một cách tốt nhất có thể nhưng bạn cần có chút tự chủ để làm nó tốt hơn.
Sếp thường xuyên chê bai và cằn nhằn về công việc của bạn và giải pháp khắc phục. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
2. Loại trừ bạn ra khỏi cuộc họp hoặc công việc
Bạn đang ngồi làm việc, đột nhiên tất cả mọi người trong phòng đứng dậy và đi vào phòng họp. Bạn không nhận được kế hoạch họp từ trước hoặc nhận được email khẩn, bạn hỏi mọi người về cuộc họp và được biết câu trả lời là cuộc họp cho một dự án mà bạn đang làm.
Có 2 điều xảy ra, một là sếp của bạn quên không gửi email hoặc thông báo với bạn, hai là bạn bị loại ra khỏi cuộc họp một cách có chủ đích. Dù lý do gì đi nữa thì bạn quá mờ nhạt để sếp nhớ tới mình và đó không phải là một dấu hiệu tốt.
Giải pháp
Hãy tiếp cận trực tiếp với sếp của bạn và hỏi anh ấy/cô ấy về những gì đã xảy ra. Đó có thể là do sếp bạn có quá nhiều việc nên quên mất bạn nhưng nếu đó là do chủ ý thì bạn phải giải quyết những khúc mắc tồn đọng vì công việc chỉ đạt hiệu quả tốt nhất nếu bạn được tham gia tất cả cuộc họp để cập nhật các thông tin mới nhất.
Bạn không còn nhận được mail thông báo về các cuộc họp khẩn từ sếp. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
3. Không bao giờ phản hồi lại ý kiến của bạn
Điều tệ hại nhất không phải là việc bạn nhận được quá nhiều lời càm ràm từ sếp mà đó chính là việc bạn không nhận được bất cứ phản hồi nào.
Nếu sếp của bạn đánh giá bạn, điều đó cho thấy họ quan tâm bạn. Nhưng nếu bạn không được nhận bất cứ đánh giá nào từ tiêu cực đến tích cực thì tức là bạn không phải là đối tượng đáng được quan tâm.Và việc đào tạo bạn cũng chẳng còn cần thiết khi không lâu nữa bạn sẽ bị buộc rời khỏi công ty.
Giải pháp
Nếu bạn tìm được một công việc nào phù hợp hơn hãy dũng cảm tiến về phía trước. Nhưng nếu bạn cần công việc này và mong muốn được ở lại hãy tìm cách lấy bảng đánh giá về năng lực của mình từ những đồng nghiệp khác. Nó như một bằng chứng để đánh giá năng lực làm việc của bạn và sau đó trích dẫn nó trong email để gửi cho sếp của bạn xem và yêu cầu cho ý kiến phản hồi với hy vọng sẽ cải thiện hiệu suất công việc của bạn
Sếp không bao giờ phản hồi lại ý kiến hay mail, tin nhắn của bạn nữa. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
4. Nhạo báng bạn trong cuộc họp
Các cuộc họp nhóm được coi là nơi tự do bày tỏ ý kiến cũng như quan điểm cá nhân. Nhưng nếu tất cả ý kiến hay đóng góp của bạn gặp phải sự nhạo báng, khinh miệt từ cấp trên thì đó là điều bất ổn và cần phải giải quyết ngay lập tức.
Giải pháp
Điều cần làm là trao đổi thẳng thắn với sếp của bạn: “Tôi cảm thấy như tôi không được thể hiện ý kiến cá nhân trong cuộc họp, tôi có rất nhiều ý tưởng hay và muốn chia sẻ. Anh/chị có bất cứ lời khuyên nào dành cho tôi và có lợi dành cho nhóm không? ”.
5. Bị sếp ngó lơ
Sếp của bạn dường như có quá nhiều thời gian để dành cho người khác hoặc việc khác mà không có lấy một phút rảnh rỗi dành cho bạn. Cấp trên của bạn có thể hủy hoặc dời lại việc trao đổi với bạn vào phút cuối cùng, thậm chí quên cả cuộc hẹn nói chuyện đã được sắp xếp từ trước.
Sếp hay quên cuộc hẹn trao đổi công việc cùng bạn. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Sự thật phũ phàng là các nhà quản lý sẽ dành thời gian cho một người nào đó bất cứ khi nào họ cảm thấy đủ quan trọng để làm như vậy. Vì vậy nếu bạn không thể có được chỗ đứng trong mắt của sếp trong khi những người khác có thể thì rõ ràng bạn đã gặp phải vấn đề lớn.
Giải pháp
Nếu vấn đề này thường xuyên xảy ra hãy gửi email đến sếp của bạn và nhấn mạnh về việc bạn cần phải thảo luận về một việc rất quan trọng.
Không ai muốn mình bị sếp soi hoặc ghét bỏ, nhưng nếu bạn rơi vào một trong những trường hợp trên thì hãy giải quyết sự việc nhanh nhất có thể để cứu vãn tình hình. Hoặc không hãy tìm cho mình một công việc mới vì không có gì là không thể, cuối đường hầm vẫn luôn có ánh sáng.
Nguồn: Sưu tầm