Nói lời từ chối khéo léo (Phần 1)

Đăng ngày: 03/08/2020 Lượt xem: 743

Nội dung bài viết Ẩn/Hiện

    Trong cuộc sống chúng ta luôn nỗ lực để bản thân tốt hơn, chúng ta rèn luyện bản thân của mình để mình trở lên giỏi giang hơn, làm việc, học tập hiểu quả hơn thì đi kèm đó là chúng ta lại có càng nhiều việc hơn để làm.

    Nói lời từ chối khéo léo (Phần 1)

    Trong cuộc sống chúng ta luôn nỗ lực để bản thân tốt hơn, chúng ta rèn luyện bản thân của mình để mình trở lên giỏi giang hơn, làm việc, học tập hiểu quả hơn thì đi kèm đó là chúng ta lại có càng nhiều việc hơn để làm.

    VD: Nếu như bạn làm việc hiệu quả thì bạn sẽ càng được giao nhiều công việc hơn hoặc trong những mối quan hệ bạn nỗ lực trở thành 1 người bạn tốt hơn, giúp đỡ mọi người tích cực hơn thì bạn lại càng nhận được nhiều sự giúp đỡ từ người khác.

    Dĩ nhiên điều này là tốt, bởi vì nó thể hiện cái tinh thần chúng ta luôn sẵn sàng cống hiến, luôn sẵn sàng cho đi, dấn thân để tạo nhiều kết quả giá trị cho những người xung quanh mình từ đó chúng ta cũng phát triển được bản thân của mình.

    Tuy nhiên, đôi lúc trong cuộc sống bạn sẽ cảm thấy bị căng thẳng, bị stress, bị áp lực một cách nó nhiều quá so với sức chịu đựng của bạn. Vậy làm thế nào để bạn nói lên được lời từ chối trong những tình huống một cách khéo léo?

    Hãy học cách nói lời từ chối một cách khéo léo (Nguồn ảnh: internet)

    1. Tại sao chúng ta thường ngại nói lời từ chối:

    a. Thứ nhất: Chúng ta thấy mình xấu xa

    Khi chúng ta mở lời từ chối một ai đó thì đồng nghĩa với một cảm giác đi kèm đó là bản thân của mình rất là xấu xa, ích kỷ, không có hòa đồng, không có tốt bụng,…cảm giác đó khiến cho chúng ta cảm thấy rất là khó chịu, day dứt nên khiến cho chúng ta không nỡ nói lên lời từ chối.

    b. Thứ hai: Chúng ta sợ làm buồn, đau lòng người khác

    (Nguồn ảnh: internet)

    Đây là lý do phổ biến nhất mọi người hay mắc phải. Chúng ta thường nói với chính mình rằng là không biết bây giờ mình từ chối người này thì người ta có bị tổn thương hay không? Có đau lòng không? Người ta còn thích mình hay không? Mình có còn giữ được mối quan hệ hay không?

    c. Thứ ba: Chúng ta sợ bỏ qua cơ hội đến với mình

    2. Những phản ứng thông thường chúng ta hay làm khi đứng đối diện với một lời đề nghị nào đó:

    a. Thứ nhất: Thỏa hiệp

    Tức là chúng ta đồng ý nhưng thực tâm trong lòng chúng ta lại không muốn nên thường bạn làm trong một trạng thái bực bội nên dẫn đến kết quả không tốt, hiệu quả công việc không cao vì thực tâm bạn không muốn làm điều đó.

    b. Thứ hai: Từ chối thẳng thừng, tàn nhẫn

    Đi kèm với lời từ chối này là sự giận giữ bên trong bạn, đi kèm một hàm ý không có tốt cho mối quan hệ này hoặc thậm chí đi kèm một lời tấn công người kia.

    c. Thứ ba: Không từ chối, không nhận lời mà họ im lặng, né tránh

    Thực tâm bạn muốn từ chối nhưng sợ lại nói lên lời từ chối sẽ khiến cho người ta đau lòng, khiến cho mình đánh mất cơ hội, gây cho họ tổn thương….nên khiến bạn im lặng làm cho người khác suốt ruột.

    Hy vọng qua bài tham khảo này chúng tôi mong muốn có thể mang đến cho các bạn những kiến thức hữu ích để giúp cho cuộc sống của chúng ta trở lên hạnh phúc hơn, dễ dàng hơn.

    Nguồn: Sưu tầm