Sai lầm to: Chỉ cần cầm tấm bằng loại giỏi là có việc làm

Đăng ngày: 15/06/2020 Lượt xem: 1206

Nội dung bài viết Ẩn/Hiện

    Nhiều sinh viên với tư tưởng được truyền đạt từ các bậc phụ huynh rằng: chỉ cần đầu tắt mặt tối, cặm cụi học hành rồi ra trường với tấm bằng đại học loại giỏi trên tay là có việc làm tốt đang dần làm số cử nhân thất nghiệp gia tăng. Vậy nguyên do đâu mà có bằng đại học loại giỏi vẫn thất nghiệp?

    Sai lầm to: Chỉ cần cầm tấm bằng loại giỏi là có việc làm

    Nhiều sinh viên với tư tưởng được truyền đạt từ các bậc phụ huynh rằng: chỉ cần đầu tắt mặt tối, cặm cụi học hành rồi ra trường với tấm bằng đại học loại giỏi trên tay là có việc làm tốt đang dần làm số cử nhân thất nghiệp gia tăng.

    Vậy nguyên do đâu mà có bằng đại học loại giỏi vẫn thất nghiệp?

    1. Những con số không biết nói dối

    Theo dự báo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2017, số lượng người thất nghiệp có bằng cử nhân tiếp tục gia tăng, hơn 200.000 người so với năm 2016. Cứ 10 sinh viên ra trường thì có tới 6 bạn thất nghiệp. Điều đáng nói ở đây là trong 10 bạn đó có tới 7 bạn tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi. Tại hội chợ việc làm ở Đà Nẵng, Hà Nội, trong 1000 sinh viên cũng chỉ tuyển được 5-7 bạn. Những con số đáng kinh ngạc trên là hệ lụy của một thế hệ trẻ thiếu kỹ năng, nghèo kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn.

    Một số lượng lớn cử nhân thất nghiệp (Nguồn: Việt Nam Mới)

    2. Vì đâu nên nỗi?

    Trong bài viết này, tôi muốn bỏ qua các yếu tố khách quan về chất lượng dạy học ở gần 700 trường đại học (theo Wikipedia) trên khắp cả nước và ngày càng nhiều trường đại học đang được mở ra ồ ạt chỉ vì mục đích lợi nhuận. Thay vào đó, tôi muốn nhắc đến bản thân các bạn sinh viên, yếu tố quan trọng nhất quyết định tương lai của chính các bạn.

    Thứ nhất, sinh viên ngày nay thiếu kỹ năng. Các bạn sinh viên với lối tư duy thụ động, ngại vận động để phát triển đang dần bỏ lỡ những cơ hội quý báu để phát triển các kỹ năng mềm mà không đâu tốt hơn như ở môi trường đại học. Các bạn ngại mất sức, ngại bỏ thời gian vào các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, các CLB, đội, nhóm trong và ngoài trường vì lối suy nghĩ đường mòn như “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” hay “lo chuyện bao đồng”.

    Điều đó dẫn tới thế hệ trẻ thiếu đi những va chạm thực tế, không biết cách làm việc nhóm, kỹ năng nói trước đám đông, không biết cách lắng nghe, cách mở rộng mối quan hệ. Đặc biệt, thông qua những hoạt động này, các bạn sinh viên còn có cơ hội phát triển vốn sống, trưởng thành trong suy nghĩ, hành động, trở nên tự lập, cầu tiến, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp sau này.

    Sinh viên thất nghiệp dù cầm bằng loại giỏi trên tay (Nguồn: Báo giáo dục)

    Thứ hai, sinh viên ngày nay thiếu kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn. Việc ngồi hàng giờ trên lớp có thể giúp các bạn tiếp thu những kiến thức thô sơ, nhưng có thể áp dụng bao nhiêu phần trăm trong tổng số kiến thức vào công việc và cuộc sống sau này của các bạn còn phụ thuộc vào bản thân các bạn.

    Ông bà ta có câu: “học đi đôi với hành”, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc.

    Nhiều sinh viên tới khi ra trường còn không viết nổi cho mình một cái đơn xin việc hay một cái CV đúng chuẩn, không biết đến thế nào là résume hay cover letter,…Thiếu đi những kiến thức thực tế này, cho dù các bạn có trên tay tấm bằng đại học loại giỏi nhưng vẫn không qua nổi vòng lọc CV cũng là điều dễ hiểu!

    Sinh viên ra trường thiếu kinh nghiệm thực tiễn (Nguồn: FPT education)

    3. Giải pháp nào cho tương lai?

    Để giải quyết vấn đề nhức nhối này, tôi có một số lời khuyên cho các bạn sinh viên đang còn ngồi trên giảng đường. Các nhà tuyển dụng hiện nay đã không còn quá coi trọng con điểm. Thay vào đó, họ dần chú ý hơn vào kỹ năng, kinh nghiệm làm việc của các cử nhân. Vì vậy, khi còn là sinh viên, còn trẻ, khỏe, mang trong mình nhiều ngọn lửa nhiệt huyết và đam mê, hãy giải phóng bản thân, mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn của chính bản thân mình.

    Khi còn sinh viên hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân (Nguồn: Gettingthemoneywise)

    Hãy đừng ngại va chạm, cực khổ khi tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, các CLB, đội, nhóm trong và ngoài nhà trường. Hãy thử đi thực tập, tìm cho mình một công việc phù hợp với khả năng và thời gian của bản thân.

    Thông qua những hoạt động và môi trường đó, các bạn sẽ dần tích lũy cho riêng mình những kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn, từ đó có nền tảng và kỹ năng để có thể lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng, không còn chịu cảnh oái ăm thất nghiệp với tấm bằng loại giỏi cất trong tủ kính.

    Nguồn: Sưu tầm