Những cơ hội và thách thức khi trở thành Phiên dịch viên

Đăng ngày: 15/08/2022 Lượt xem: 1295

Nội dung bài viết Ẩn/Hiện

    Phiên dịch viên được biết đến với khái niệm là người dịch những đoạn hội thoại, giao tiếp liên ngôn ngữ… từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Thế nhưng ít ai biết được đằng sau cái tên đầy hoa mĩ “Phiên dịch viên” này còn là một thế giới đa màu sắc bao gồm những cơ hội và thách thức mà ít ai có thể biết được trừ những người trong nghề. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem “Phiên dịch viên” có những cơ hội và thách thức gì nhé!

    1. Cơ hội khi trở thành “Phiên dịch viên”

    Biên dịch là cầu nối giữa người viết và người đọc trong một ngôn ngữ khác. Để làm tốt vai trò cầu nối đó, biên dịch viên phải có khả năng hiểu đúng những điều tác giả viết và chuyển tải đầy đủ những điều đó cho người tiếp nhận. Nói cách khác, biên dịch viên phải “biết đọc” bằng ngôn ngữ gốc và “biết viết” bằng ngôn ngữ đích. Để “biết đọc” và “biết viết” thì có bốn điều kiện tiên quyết là: thành thạo ngôn ngữ, có nền tảng kiến thức chung rộng lớn, có kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng viết thành thạo.

    Qua đó, chúng ta có thể thấy những ngành nghề liên quan đến Tiếng anh không hề thua kém bất cứ ngành nghề nào. Cánh cửa cơ hội luôn luôn là một khoảng trời rộng lớn, miễn là chúng ta phải có năng lực và biết cách nắm bắt nó vô điều kiện. 

    1.1.  Có được một nguồn tri thức mới

    Khi trở thành một phiên dịch viên cũng đồng nghĩa với việc phải học hỏi và trau dồi những kiến thức mới xung quanh ta. Cập nhật và học hỏi là những điều thật sự cần thiết đối với những thứ liên quan đến ngôn ngữ. Cách tốt nhất để phát triển nghề này là không ngừng học hỏi và trau dồi những nguồn tri thức vô tận.

    Như được biết, ngôn ngữ chính là tinh hoa của mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa mới. Vì thế, việc hiểu và sử dụng thành thạo một ngôn ngữ đồng nghĩa với việc bạn đang học học và tiếp cận kiến thức mới, tìm hiểu thêm một nền văn hóa mới.

    1.2.  Thu nhập ổn định

    Hiện nay ở Việt Nam, nghề “Phiên dịch viên” cũng không còn xa lạ đối với mọi người nữa. Bởi vì, hiện nay tiếng Anh là ngôn ngữ chung của đa số các quốc gia. Vì thế, nghề này là mục tiêu và cũng chính là công cụ kiếm sống của vô số người. So với mặt bằng chung, phiên dịch thuộc trong danh sách những nghề có lương cao và ổn định nhất xã hội. Hơn nữa, khi làm việc bạn có thể gặp gỡ những nhân vật nổi tiếng hay là những người thành đạt. Điều này có thể giúp ích được cho bạn rất nhiều trong việc học hỏi và có những kiến thức mà trên ít ai biết đến.

    1.3. Cơ hội việc làm

    Đất nước đang bước vào thời kì hội nhập và Việt Nam cũng thế, Việt Nam đã đẩy mạnh hợp tác bằng việc gia nhập vào nhiều tổ chức khác nhau như WTO, ASEAN… Vì thế, các công ty, tổ chứ đa quốc gia đều tìm đến thị trường Việt Nam và họ luôn cần những Phiên dịch viên giỏi nhằm giúp ích cho họ trong việc thảo luận, giao tiếp với người khác.

    1.4. Có nhiều cơ hội thăng tiến

    Nghề này đi đầu về tính cạnh tranh cao và đòi hỏi những Phiên dịch viên giỏi nên ngành này luôn tìm kiếm những tài năng riêng. Vì thế, các phiên dịch viên sẽ có cơ hội thăng tiến. Khi bắt đầu, ai cũng có cơ hội được đi nhiều nước, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Vì thế, đây cũng chính là cơ hội cho những bạn biết nỗ lực vươn lên từng ngày, tìm được phương pháp hiệu quả. Và đây cũng chính là lý do bạn luôn cảm thấy hãnh diện vì sự thành công là do bạn tìm thấy.

    2. Những thách thức khi trở thành “Phiên dịch viên”

     Như được biết, ngành nghề nào cũng có sự khổ đau đằng sau những ánh hào quang chói lóa. Đó chính là sự nỗ lực không ngừng của chính bản thân. Vì thế, hãy cùng GPO tìm hiểu xem nghề này có những khó khăn gì nhé!

     2.1. Không ngừng cập nhật những kiến thức mới

    Thật sự đối với nghề Phiên dịch, luôn luôn cập nhật những kiến thức mới là một điều cần thiết. Đây là thách thức đầu tiên và cũng chính là thách thức lớn đối với nghề phiên dịch, bởi vì nghề này đòi hỏi tính chính xác của đoạn hội thoại, tuy có thể thay đổi một vài chỗ nhưng phải luôn đi sát nghĩa với khách hàng. Vì thế, các phiên dịch viên đòi hỏi phải trau dồi và học hỏi những kiến thức mới ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

     2.2.  Áp lực công việc

    Nói đến áp lực công việc thì nghề phiên dịch này được mệnh danh là “ông trùm áp lực”. Bởi khi tác nghiệp, phiên dịch viên đòi hỏi phải tập trung 100% vì thế luôn phải căng thẳng để không bỏ xót thông tin quan trọng nào mà khách hàng muốn truyền đạt. Đi cùng với sự tập trung là sự phản ứng nhanh nhạy tuyệt đối nhằm chuyển đổi thông tin qua ngôn ngữ khác trong vòng vài giây mà vẫn giữ được sắc thái của nó. Tuy nhiên, môi trường đầy căng thẳng này có thể giúp bạn rèn luyện bản thân để trở thành một phiên dịch viên bản lĩnh và giỏi giang hơn trong cuộc sống.    

    Phiên dịch tuy là một nghề đầy thử thách nhưng đi đôi với nó là những cơ hội lớn lao mà ít ai biết đến. Vì thế, nếu có thể bạn hãy thử một lần trải nghiệm ngành nghề này.

    Nguồn: Sưu tầm - tổng hợp