Hội thảo “Chuyển đổi số cho công nghiệp chế biến chế tạo 2022” do Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao phối hợp với Trung tâm hợp tác Đào tạo Việt Hàn (VKTCC) và Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ TP HCM (CSID) tổ chức, cụ thể như sau:
- Thời gian tổ chức: 8h – 12h, Thứ sáu, ngày 27 tháng 05 năm 2022.
- Hình thức tổ chức: Tổ chức offline tại Trung tâm đào tạo khu công nghệ cao Thủ Đức và đồng thời cũng tổ chức online qua nền tảng zoom.
Sự kiện được tổ chức với sự tham gia của 100 đại biểu, nhà nghiên cứu đến từ các Trung tâm khoa học, các Doanh nghiệp, trường Đại học, các cơ quan công luận, báo chí…. của nhiều tỉnh thành khác trong cả nước trong đó có Trung Tâm Kết Nối Cung Cầu Công Nghệ - Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành tham gia kết nối Doanh nghiệp tham dự giới thiệu Công nghệ.
Sự kiện có sự tham gia của Ông Cho Yongju - Giám Đốc Viện Công nghệ công nghiệp KITECH và Ông Hoàng Bá Sơn- Quyền Giám Đốc Sở Khoa Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh
Đại diện ban tổ chức Ông Hoàng Bá Sơn và Ông Cho Yongju
Hội thảo cũng đánh dấu bước ngoặt kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc và cũng đánh dấu hoạt động trao đổi công nghệ và hợp tác trong chuyển đổi số giữa Khu Công nghệ cao TP HCM, Trung tâm hợp tác Đào tạo Việt Hàn (VKTCC) và Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ TP HCM (CSID).
Hội thảo được tổ chức với 5 chuyên đề của các Nhà khoa học và Doanh nghiệp uy tín của Việt Nam và Hàn Quốc:
Chuyên đề 1: Thực trạng nhà máy thông minh ở Hàn Quốc và trên thế giới
Chuyên đề 2: Phân tích dữ liệu nhằm đổi mới mô hình sản xuất dựa trên các mô hình đã áp dụng- mô hình sản xuất thông minh xanh và tối ưu hiệu suất
Chuyên đề 3: Tự động hóa sản xuất quản lý, phân tích dữ liệu
Chuyên đề 4: giới thiệu công nghệ mới in 3D của KITECH
Chuyên đề 5: Tăng tốc gia công CNC và tự động hóa trong kiểm tra chất lượng
Qua 5 chuyên đề do các diễn giả Hàn Quốc, Việt Nam lần lượt trình bày tại hội thảo, nhiều đại diện doanh nghiệp Việt Nam, Hàn Quốc đã chỉ ra những điểm mạnh - yếu, cơ hội và thách thức để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nâng cao năng suất và chất lượng nguồn nhân lực để thích ứng và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Sau thời gian dài tụt hậu so với khu vực, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam đã và đang bứt phá mạnh mẽ, có nhiều thời điểm chiếm 80-85% tỉ trọng xuất khẩu. Qua đó, ngành này đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 6,37%, đóng góp ngày càng lớn hơn vào tăng trưởng GDP cả nước.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp và chuyên gia Hàn Quốc bày tỏ, các lĩnh vực cơ khí chính xác, tự động hóa, chuyển đổi số và nhà máy sản xuất thông minh vốn dĩ là những ngành thế mạnh của Hàn Quốc, sẽ giúp chia sẻ nhiều kinh nghiệm để Việt Nam phát triển đột phá trong các lĩnh vực này.
Toàn cảnh hội thảo
Đại diện Trung Tâm Kết Nối Cung Cầu tham dự hội thảo
Kết luận Hội thảo, đại diện Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao TP HCM cho biết, để đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số trong công nghiệp chế biến, chế tạo, Khu Công nghệ cao TP đã đặt ra mục tiêu đào tạo, phát triển và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc các lĩnh vực công nghệ cao thông qua các chương trình đào tạo thích nghi, đa dạng về nội dung và hình thức để phù hợp với nhu cầu thực tiễn của người lao động và người sử dụng lao động.
Theo Trung Tâm Kết Nối Cung Cầu Công Nghệ - Đại Học Nguyễn Tất Thành