Sai lầm của sinh viên khi tìm việc

Đăng ngày: 15/06/2022 Lượt xem: 1077

Nội dung bài viết Ẩn/Hiện

    Yếu kỹ năng, thiếu tự tin và những cách ứng xử vụng về đều dễ làm bạn trẻ mất điểm trước nhà tuyển dụng. Không tự lượng sức mình, tham vọng quá cao cũng là những sai lầm mà ứng viên trẻ thường mắc phải.

    Sau khi ra trường, việc đầu tiên bạn cần làm sẽ là khởi động quá trình tìm kiếm việc làm để xác định công việc mơ ước. Tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp gần đây thường bị hụt hẫng khi thực sự bắt đầu tìm việc làm. Họ có thể chưa biết cách để chuẩn bị giao tiếp và phỏng vấn hiệu quả, dẫn tới thất bại. Dưới đây là những sai lầm hàng đầu mà những sinh viên mới ra trường thường gặp phải, khiến họ để vụt mất cơ hội công việc của mình.

    Quá trình tìm việc làm đối với sinh viên mới tốt nghiệp không hề dễ dàng bởi họ chưa chứng minh được năng lực của bản thân. Đặc biệt, nhiều bạn còn mắc sai lầm không đáng có trong quá trình tạo CV, phỏng vấn trước nhà tuyển dụng. Vậy làm thế nào để khắc phục những sai lầm này? Lời khuyên tìm kiếm việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp bạn không nên bỏ lỡ để tránh mắc lỗi cũng như nhanh chóng có được công việc ưng ý nhé.

    1. Chưa biết cách ứng xử, thiếu tự tin

    Bà Trần Thị Bích Nga, Trưởng Phòng Nghiệp vụ ứng viên Công ty Tư vấn và Phát triển nguồn nhân lực L&A, đã liệt kê những sai lầm thường gặp trong ứng xử của ứng viên là: trang phục không phù hợp, ngồi đung đưa chân, đảo mắt liên tục khi trả lời người phỏng vấn, đến muộn giờ phỏng vấn, tay vân vê gấu áo khi trả lời câu hỏi, mắt nhìn xuống...

    Những lỗi nhỏ đó đủ để người tuyển dụng đánh giá không hay về văn hóa ứng xử cá nhân, tính cách của ứng viên.

    Hãy thể hiện sự chỉnh chu, chuyên nghiệp của bản thân trong suốt buổi phỏng vấn. Ảnh: Minh họa (Nguồn: Internet) 

    Theo bà Lê Thị Kim Thư, quyền Trưởng Phòng Nhân sự Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Thiên Hòa, nhiều bạn trẻ chưa có kinh nghiệm nhưng khi ứng tuyển lại hay đòi ở những vị trí cao so với khả năng hoặc đưa ra một mức lương mà công ty khó có thể chấp nhận được. Điều này khiến ứng viên mất khá nhiều điểm.

    2. Bộ Hồ sơ không ấn tượng

    Về phần mình, nhiều ứng viên tự nhận thấy sai lầm của họ là chưa quan tâm đúng mức đến bộ hồ sơ. Bạn Nguyễn Thu Hồng, tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh - xuất nhập khẩu, tâm sự: “Qua thông tin trên báo chí, thấy nhu cầu tuyển dụng của công ty nào phù hợp thì em chuẩn bị đúng những thứ mà họ yêu cầu rồi nộp vào, hoàn toàn không biết cách làm sao để có được một bộ hồ sơ ấn tượng và hoàn chỉnh”.

    Hồ sơ xin việc là một phần rất quan trọng giúp Nhà tuyển dụng có cái nhìn và đánh giá bước đầu về bạn trước khi xếp lịch hẹn Phỏng vấn cho bạn. Nên hãy đầu tư Bộ Hồ sơ xin việc của bản thân bạn nhé! Ảnh: Minh họa (Nguồn: Internet) 

    Ngay cả việc nộp ảnh cho doanh nghiệp, nhiều bạn lại cho rằng nên nộp những bức ảnh chân dung ấn tượng nhằm gây chú ý ở nhà tuyển dụng. Điều này tất nhiên là sai lầm, vì bạn có thể tạo ấn tượng qua đơn xin việc, lý lịch hay ngay trong buổi phỏng vấn chứ không thể tạo ấn tượng qua tấm ảnh thẻ.

    Nguyễn Thị Thanh Ngọc, sinh viên năm cuối ngành quản lý công nghiệp Trường ĐH Bách khoa, cho biết: “Trong thời gian thực tập, đôi lúc em rất cần lưu hồ sơ công việc nhưng không biết cách lưu cho khoa học. Chỉ có thế thôi, em đã thấy mình thiếu tự tin khi đi phỏng vấn tìm việc”.

    3. Định hướng nghề nghiệp không rõ ràng

    Không ít bạn sinh viên mới ra trường mất phương hướng, không biết mình thích gì, mình muốn làm gì?… Dẫn đến tình trạng không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho bản thân.

    Nếu bạn đang rơi bàn tình trạng này, hãy tìm cho bản thân sở thích ở lĩnh vực và bạn yêu thích. Hãy chọn cho bản thân công việc thích hợp với năng lực. Đề ra các mục tiêu ngắn hạn & dài hạn, lập các kế hoạch chi tiết, rõ ràng để đạt được mục tiêu đó như thế nào?

    Hãy luôn nhớ rằng, quan điểm sống và định hướng nghề nghiệp của bạn thân cũng là điều kiện tiên quyết để nhà tuyển dụng đưa đến quyết định chọn bạn hay không.

    Giám đốc nhân sự một công ty nước ngoài chuyên về dược phẩm, nhận định: “Lao động trẻ thiếu và yếu về ngoại ngữ cũng như sự tự tin trong giao tiếp. Quan trọng hơn là họ chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Đại đa số có tư tưởng xin việc vì quyền lợi bản thân chứ chưa nghĩ nhiều về công việc, chưa thật sự tâm huyết và sống chết vì nó…”.

    Phải biết thiết lập mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân ngay khi còn ngồi trên ghế Nhà trường. Các doanh nghiệp sẽ không tuyển bạn nếu không nhìn thấy ở bạn niềm say mê và tâm huyết nghề nghiệp. Ảnh: Minh họa (Nguồn: Internet) 

    Trong môi trường làm việc mà xu thế cạnh tranh đang ngày càng phát triển, nếu không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, làm sao có thể bảo đảm yếu tố gắn bó ở người lao động.

    4. Không biết cách nói về mình

    Khi được hỏi câu: “Tell me about yourself” (Hãy nói về bản thân bạn), rất nhiều bạn trẻ đã trả lời thật thà về tên, tuổi, quê quán… mà không nghĩ rằng thực chất nhà tuyển dụng đang muốn nghe về những sở trường của bạn, những hoạt động mà bạn đã từng kinh qua…

    tron-bo-bi-kip-de-gay-an-tuong-khi-di-phong-van-xin-viec

    Biết cách Marketing cho bản thân cũng là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng, giúp bạn thuyết phục Nhà tuyển dụng một cách dễ dàng hơn. Ảnh: Minh họa (Nguồn: Internet) 

    Một lợi thế của sinh viên là họ ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến và lĩnh hội nhanh công việc được giao. Sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm cũng là những yếu tố mà doanh nghiệp hiện nay đang rất cần trong quá trình cạnh tranh và hội nhập.

    Ngoài ra, yếu tố sức khỏe, chấp nhận đi xa cũng như dễ hòa nhập đã trở thành điểm mạnh nổi trội ở những người trẻ tuổi. Vì vậy, sinh viên nên tận dụng và phát huy tối đa những thế mạnh của mình để nâng cao vị thế cạnh tranh trong tìm việc. Họ cần tham gia các lớp kỹ năng tìm việc, các hoạt động xã hội, buổi nói chuyện chuyên đề để có thể giao tiếp tự tin và làm hồ sơ chuyên nghiệp hơn.

    Nếu bạn không được nhận vào các công ty đã ứng tuyển, bạn cũng nên xử sự một cách lịch sự, văn minh bằng cách viết một bức thư gửi đến nhà tuyển dụng đã trao bạn cơ hội phỏng vấn bạn.

    5. Quá tự tin

    Có rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường khi đi xin việc thường gặp phải đó là tự tin thái quá. Điều này tưởng chừng là lợi thế, nhưng lại tạo cho nhà tuyển dụng cảm thấy khó gần và không thực sự có thiện cảm đối với ứng viên.

    su-tu-tin-khi-xin-viec

    Không nên tự tin thái quá khi xin việc. Ảnh: Minh họa (Nguồn: Internet) 

    Mặc dù tự tin để tạo ấn tượng & ghi điểm là tốt nhưng cũng cần trang bị thêm các kỹ năng cần thiết cho bản thân khi đi xin việc như: Biết lắng nghe, quan sát và học hỏi.

    6. Luôn đặt nặng vấn đề lương lên hàng đầu

    Đa số sinh viên mới ra trường luôn muốn có một công việc lương hơn gấp nhiều lần so với năng lực & kinh nghiệm của bản thân.

    5-sai-lam-thuong-gap-khi-xin-viec-cua-sinh-vien-moi-ra-truong

    Đừng đặt nặng vấn đề lương bổng, mà hãy cố gắng học hỏi nhiều hơn. Ảnh: Minh họa (Nguồn: Internet) 

    Nhiều bạn trẻ luôn suy nghĩ bằng cấp sẽ nói lên tất cả, nên đề nghị một mức lương cao chót vót. Thế nhưng, khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi: Tại sao chúng tôi phải trả cho bạn mức lương như thế?”, thì lại ấp úng, không biết trả lời thế nào.

    Hãy luôn ghi nhớ rằng: Những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm, khi đề xuất tăng lương họ cũng phải trải qua quá trình làm việc mệt mỏi, chứng minh được năng lực bản thân và các đóng góp cho công ty.

    Thay vì đặt nặng vấn đề lương bổng thì bạn hãy dành thời gian để học hỏi kinh nghiệm và biết cách nắm bắt cơ hội đang hiện có.

    Lời kết

    Dẫu rằng mỗi công việc đều có những đặc thù riêng biệt. Có những khó khăn riêng những bản thân hoàn thành tốt các công việc cấp trên giao. Đồng thời không ngừng học hỏi, đóng góp các ý tưởng góp phần phát triển công ty, chắc chắn bạn sẽ được công ty trọng dụng và dành cho bạn các chính sách phúc lợi tốt nhất.

    Khi phỏng vấn cho một công việc mới, bạn phải có sự chuẩn bị lại từ đầu. Vì sao? Không có công việc nào giống công việc nào. Và văn hóa các công ty cũng không giống nhau.Điều cần lưu ý là bạn phải tìm hiểu hướng phát triển nghề nghiệp của công việc và văn hóa, giá trị của công ty mà mình dự phỏng vấn cũng như cơ cấu tổ chức và hoạt động của nó. Nên có minh chứng cho những câu hỏi giải quyết tình huống và tập cách trả lời tập trung, ngắn gọn, súc tích.

    Tuy nhiên, để có được việc làm như ý, lao động trẻ còn phải học hỏi và bổ sung thật nhiều những kiến thức, kỹ năng và các tố chất cần thiết khác...

    Nguồn: Sưu tầm - Biên soạn