Sinh viên đi làm thêm nên hay không nên???

Đăng ngày: 15/11/2023 Lượt xem: 6268

Nội dung bài viết Ẩn/Hiện

    Thực trạng vấn đề đi làm thêm của sinh viên hiện nay .

    Xét về nguồn nhân lực, sinh viên được coi là lực lượng lao động “không chính thức” dồi dào, có sức khỏe tốt và có kiến thức để tham gia vào bất kỳ công việc nào. Chính vì thế, trong một số lĩnh vự+c nghề nghiệp, các nhà tuyển dụng ưu tiên tuyển nhân viên thời vụ, nhân viên bán thời gian vào làm việc thay vì các nhân sự chính thức. 

    Chính bản thân sinh viên cũng rất thích đi làm thêm. Hầu hết các bạn sinh viên đều cảm thấy hài lòng và yên tâm hơn khi có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng. Không những vậy, công việc làm thêm còn cho phép học được trải nghiệm những thực tế thật, dễ dàng rút ra bài học của bản thân.

     

    Vì sao tỷ lệ vừa học vừa làm ở sinh viên lại cao? 

    Việc đi làm thêm ở sinh viên cũng là vấn đề dễ hiểu. Đi làm thêm sẽ giúp các bạn có thêm thu nhập hàng tháng, cho phép trang trải cuộc sống sinh viên một cách thoải mái hơn. Phần lớn, sinh viên đi làm thêm tập trung ở các thành phố lớn, nơi có nhu cầu tìm nguồn lao động dồi dào. 

    Vấn đề đi làm thêm của sinh viên hiện nay: được và mất 

    Việc sinh viên tìm kiếm và dành thời gian để làm công việc bán thời gian không còn là vấn đề quá xa lạ đối với xã hội hiện nay. Nhiều sinh viên theo kinh nghiệm từng trải của mình khẳng định rằng, việc đi làm thêm thật sự mang lại ý nghĩa lớn cũng như lợi ích quan trọng cho cuộc sống sau này.

    Đi làm thêm, sinh viên được gì?

    Việc làm thêm sẽ giúp sinh viên giải quyết được rất nhiều vấn đề, trước mắt là tài chính, tiếp theo sẽ là những trải nghiệm và bài học mà trên trường học không giảng dạy. Những ưu điểm của vừa học vừa làm luôn được đánh giá rất cao về tính ứng dụng, cụ thể: 

         1. Có thêm thu nhập, thoải mái cuộc sống 

    Lợi ích đầu tiên cũng như tiên quyết khiến sinh viên tìm kiếm công việc thêm đó chính là thu nhập. Học đại học, đại biệt những bạn ở sống xa gia đình, tài chính luôn là vấn đề cần giải quyết của nhiều người. Cuộc sống sinh viên cần rất nhiều khoản tiền khác nhau hầu hết ai cũng mong muốn có chút thu nhập để làm nhẹ gánh nặng gia đình. Hay đơn giản và bản thân có một khoản phí dư dả cho việc chi tiêu. 

         2.Trải nghiệm cuộc sống 

    Bên cạnh vấn đề tài chính, việc đi làm thêm còn mang ý nghĩa khác, đó chính là trải nghiệm cuộc sống, tích lũy bài học. Vốn dĩ, từ lúc sinh ra đến hết cấp 3, nhiều bạn vẫn được che chở, bảo bọc trong vòng tay của cha mẹ. Và ngay khi có cơ hội được bước ra xã hội, ai ai cũng muốn nhìn thật rõ, thật rộng cuộc sống như thế nào, để tăng kỹ năng liên quan đến cuộc sống, hiểu rõ về xã hội này hơn, đồng thời tự rút ra cho mình những bài học mà trường lớp, ba mẹ ít ai có thể chỉ dẫn cụ thể.

         3. Học được kỹ năng quản lý bản thân, thời gian, công việc 

    Thêm một ưu điểm không thể không nhắc đến khi đề cập vấn đề đi làm thêm của sinh viên, đó chính là cơ hội để sinh viên tự học được cách quản lý bản thân, thời gian và công việc của mình. Một lúc làm 2 việc: học và làm thêm không phải là chuyện đơn giản. Để cả 2 gặt được những thành công, bản thân sinh viên phải tự tìm cách sắp xếp thời gian của mình, phân bổ cân bằng giữa hai bên. 

         4. Tạo nền tảng Profile tốt 

    Một nhà tuyển dụng luôn mong muốn tuyển được những ứng viên có kinh nghiệm, đặc biệt là lâu năm. Đối với sinh viên mới ra trường, bên cạnh kiến thức tại trường lớp được chứng thực qua bằng tốt nghiệp, chứng chỉ. Thì kinh nghiệm làm thêm của sinh viên cũng là yếu tố rất được quan tâm. 

    Nếu cũng là sinh viên mới ra trường, nhưng bạn đã có thời gian làm thêm, tiếp xúc trong ngành dù là 6 tháng hay dài hơn, thì bản thân Profile của bạn cũng chiếm ưu thế hơn rất nhiều so với một tân cử nhân không có chút kinh nghiệm nào. 

         5. Rèn luyện sự năng động 

    Vừa học vừa làm rất hữu ích đối với các bạn thụ động hay không thích tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Sinh viên rất cần sự năng động và chủ động. Nhưng nếu trên trường học, sinh viên sẽ khó mà rèn luyện được kỹ năng này. Trong khi đó, vừa học vừa làm chính là môi trường miễn phí để sinh viên có thể cải thiện được sự năng nổ của mình, một trong những điều mà các nhà tuyển dụng rất thích. 

         6. Học được giá trị của đồng tiền

    Khi đi làm, sinh viên sẽ biết được làm ra đồng tiền vất vả và khó khăn như thế nào. Từ đó, sẽ hiểu hơn về giá trị của đồng tiền, hiểu được ba mẹ đã tần tảo, cực nhọc như thế nào để nuôi mình khôn lớn. Khi đối mặt với các áp lực về công việc, sinh viên sẽ trân quý cuộc sống và lo lắng hơn cho tương lai phía trước của mình. 

         7. Học được nhiều kinh nghiệm 

    Dù đang làm công việc bán thời gian theo đúng chuyên ngành, hay khác chuyên ngành, thì sinh viên đều sẽ học được rất nhiều bài học về cuộc sống, về kiến thức, thấy được các góc khuất của cuộc sống. Đây chính là bài học quý báu mà mọi sinh viên đều cần. 

         8. Khám phá được bản thân 

    Nếu là mọt sách, sinh viên sẽ khó tìm ra được điểm mạnh của mình. Thế nhưng khi đi làm, đặc biệt là vừa học vừa làm, sinh viên sẽ khám phá được bản thân của mình với các tiềm ẩn sâu bên trong mà khi phát hiện ra, bạn phải giật mình. Môi trường làm thêm sẽ là biện pháp rất tốt để giúp sinh viên hiểu rõ mình hơn, biết mình thích gì, giỏi gì, từ đó dễ dàng định hướng và quyết định các vấn đề trong cuộc sống. 

    Rủi ro khi sinh viên đi làm thêm 

    Vấn đề sinh viên đi làm luôn gây ra nhiều tranh cãi, nhất là đối với các bật phụ huynh mong muốn con mình toàn tâm toàn ý vào việc học. Tuy nhiên, tất cả vấn đề đều có 2 mặt tích cực và tiêu cực. Bên cạnh những ưu điểm được chia sẻ trên, thì sinh viên vừa học vừa làm cũng mang đến rất nhiều hệ quả ảnh hưởng đến tương lai. 

         1. Không phân bổ tốt thời gian học và làm 

    Quản lý thời gian là công việc khiến nhiều người cảm thấy lo lắng vì nó thật sự rất khó khăn khi quyết định phân chia việc làm, học và giải trí như thế nào là hợp lý nhưng vẫn đạt kết quả tốt ở mọi mặt. Mặc dù đã cố gắng, thế nhưng có một sự thật đáng buồn là tỷ lệ sinh viên dành nhiều thời gian cho việc làm thêm hơn là việc học chiếm con số khác đông. Điều này khiến kết quả học tập tụt dốc. Thậm chí nhiều bạn còn bỏ bê cả việc học và bị quyến rũ bởi đồng tiền mà mình kiếm được. 

         2. Cơ thể thường bị căng thẳng, mệt mỏi

    Ngoài những giờ học tập mệt mỏi, sinh viên còn phải tăng cường sức lao động của mình để đối mặt với những công việc bán thời gian. Trong thời gian đầu, vì hứng thú với công việc nên sinh viên cảm thấy đây vấn đề này rất nhẹ nhàng. Thế nhưng, khi vào các kỳ thi hoặc tăng ca, sinh viên sẽ đối mặt với những giờ ngủ gật trên giảng đường, những lúc cần ôn bài thi nhưng không thể chuyển ca làm việc cho đồng nghiệp… Nếu làm việc kéo dài liên tục trong nhiều ngày, tinh thần học tập sẽ không còn nữa, sinh viên sẽ cảm thấy mỏi mệt, chán chường và kết quả học tập không tốt. 

         3. Không tập trung vào học tập 

    Nếu không thể cân bằng được thời gian học và đi làm, sinh viên rất dễ xao nhãng chuyện học, tinh thần và tâm trí lúc nào cũng hướng đến công việc, không tập trung trong các giờ học. Nhiều sinh viên viện lý do đi làm nên rất thờ ở trong các công tác, bài tập với đội nhóm. Từ đó kết quả học tập sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. 

         4. Bị lừa gạt, bóc lột sức lao động 

    Vì nhu cầu làm thêm của sinh viên tại các thành phố phát triển ngày càng cao, nên các trò lừa đảo tinh vi qua từng ngày. Dựa vào mong muốn kiếm tiền của sinh viên, nhiều trung tâm việc làm lừa đảo đã thu hút nhân lực bởi các lời quảng cáo có cánh, những công việc kiếm tiền như mơ… để rồi sau đó quỵt lương, bóc lột sức lao động, không trả công xứng đáng, …

         5. Sức khỏe không được đảm bảo 

    Có rất nhiều công việc cần sức, thức khuya, khi phải làm nhiều việc cùng một lúc (vừa học vừa làm), sinh viên sẽ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Từ đó, cơ thể sẽ luôn ở trạng thái mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài, kết quả của học và làm việc sẽ ngày càng tụt dốc. 

    Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tìm hiểu và phỏng vấn trực tiếp với Doanh Nghiệp tại Ngày hội tuyển dụng

    Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tìm hiểu và phỏng vấn trực tiếp với Doanh Nghiệp tại Ngày hội tuyển dụng

    Sinh viên có nên đi làm thêm hay không? 

    Lời khuyên dành cho sinh viên đó chính là tìm đến những anh chị trong đội công tác nhà trường để được tư vấn tìm việc (các bạn sinh viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành có thể liên hệ phòng Quan hệ Doanh nghiệp và việc làm sinh viên để được hỗ trợ). Hãy lựa chọn các công việc phù hợp với bản thân, thời gian không chiếm quá nhiều, và không tổn hại đến sức khỏe. Làm gia sư là một trong những công việc được rất nhiều phụ huynh, sinh viên yêu thích. Vậy nên, hãy thật sự cẩn thận khi quyết định đi làm thêm. 

    Năm một và năm 2 chương trình học có vẻ còn thư thả, bạn có thể lựa chọn công việc mà mình yêu thích. Thế nhưng, năm 3 năm 4 cần đầu tư thời gian để làm khóa luận, thực tập, tốt nghiệp… hãy dành 2 năm cuối này làm công việc chuyên ngành của mình với những điều căn bản nhất. Đây chính là nền tảng để bạn có thể dễ dàng phát triển công việc của mình trong tương lai cũng như ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng khi biết cách sắp xếp công việc phù hợp với mình. 

    Sinh viên nên làm gì để vừa học vừa làm hiệu quả? Như được chia sẻ trên, vừa học vừa làm có nên hay không sẽ phụ thuộc vào cá nhân mỗi sinh viên. Để có thể vừa học vừa làm hiệu quả, sinh viên cần: 

         1. Tạo kế hoạch, thời gian biểu cho bản thân 

    Vào mỗi đầu kỳ, sinh viên sẽ có lịch học cố định. Dựa vào thời gian học đó, bạn hãy tạo cho mình một thời gian biểu cho cả học kỳ. Trong đó sẽ bao gồm thời gian học trên trường, tự học và thời gian rảnh. Thời gian rảnh, thay vì vui chơi, bạn có thể tìm kiếm các công việc làm thêm phù hợp với lịch trình học của mình. 

         2. Làm rõ thời gian làm việc với nhà tuyển dụng

    Để không phát sinh quá nhiều trong quá trình làm việc, sinh viên nên nói rõ thời gian học, thời gian rảnh của mình với nhà tuyển dụng, để học nắm được lịch trình học tập của bạn. Việc học luôn quan trọng, và cá nhân nhà tuyển dụng tốt cũng hiểu được điều đó. Vậy nên, hãy làm rõ vấn đề để cả 2 cùng hợp tác một cách thoải mái, và sinh viên cân bằng được việc học, việc làm. 

         3. Chăm sóc tốt bản thân 

    Để làm cùng 1 lúc nhiều việc, cơ thể phải khỏe mạnh. Sinh viên vừa học vừa làm nên có chế độ chăm sóc bản thân thật tốt. Bởi khi bệnh, bạn vừa phải nghỉ học, mất bài, vừa không thể đi làm được. 

         4. Không quá lún sâu vào công việc

    Việc học là quan trọng nhất đối với tất cả các sinh viên. Do đó, trong quá trình làm việc, nếu công việc ảnh hưởng đến việc học khiến kết quả quả không. Sinh viên nên cân đối lại hoặc nghỉ việc để tập trung cho việc học. 

    Lời kết

    Trên đây là những chia sẻ về vấn đề đi làm thêm của sinh viên hiện nay. Đây là một vấn đề với nhiều luồng suy nghĩ khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích, định hướng của từng người mà nó mang nghĩa tốt hay xấu. Tuy nhiên, chung quy lại, đi làm thêm là thời gian mang lại ý nghĩa rất lớn khi có thể cho chúng ta các giá trị mà đời thường không thể có được. Vậy nên, đừng bắt bản thân từ bỏ cơ hội này, thay vào đó hãy cố gắng sắp xếp thời gian hợp lý để vừa có kết quả tốt trong việc học, vừa mang lại thành công trong cuộc sống.

    Nguồn tổng hợp